Miến làng So khẳng định giá trị nông sản Việt

Về làng So (xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, TP.Hà Nội) những ngày này, một không khí sản xuất tất bật, khẩn trương phục vụ Tết Nguyên đán Bính Dần 2022 đã tràn ngập khắp đường làng, ngõ xóm.

Khi đặc sản làng So bước lên sàn TMĐT

Miến làng So vốn là 1 trong 3 thương hiệu miến dong nổi tiếng bậc nhất miền Bắc (cùng với miến Cự Đà, Thanh Oai, TP. Hà Nội; miến Côn Minh, Na Rì, Bắc Kạn). Nếu trước đây các sản phẩm miến dong chỉ được người dân ăn trong các dịp lễ, tết thì nay nhờ đưa các sản phẩm này lên các sàn thương mại điện tử, các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) này không chỉ xuất hiện trên các kệ hàng siêu thị, các sàn thương mại trực tuyến và đi ra cả nước ngoài.

 

Theo chị Nguyễn Thị Hợp, Chủ cơ sở sản xuất miến Dương Phương (xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, TP.Hà Nội): Công nghệ làm miến Làng So ngày nay dù đã được cơ giới hóa ở nhiều công đoạn, nhưng yếu tố thủ công ở nhiều khâu vẫn được giữ với các bí quyết gia truyền tạo lên tên tuổi cho làng nghề. Hiện số hộ sản xuất miến So của toàn xã Tân Hòa khoảng hơn 80 hộ/cơ sở, trong đó sản lượng mỗi hộ trung bình từ 40-80 tấn/tháng; cá biệt có những hộ sản xuất cả trăm tấn mỗi tháng tùy thuộc vào năng lực sản xuất của từng gia đình và đầu ra của sản phẩm.

{keywords}
Miến làng So khẳng định giá trị nông sản Việt

Nói thêm về đầu ra, hiện nhiều hộ tại làng So đã kết nối và xuất khẩu được sản phẩm ra một số nước có đông người Việt sinh sống như: Nga, Nhật Bản, Pháp, Đức… Đặc biệt, nếu trước đây các hộ sản xuất phụ thuộc thương lái đến lấy hàng và mang đi thì ngày nay nhờ các Đề án thúc đẩy của chương trình “Người Việt dùng hàng Việt”, Chương trình OCOP, các đề án hỗ trợ xây dựng nông thôn mới của địa phương mà các hộ sản xuất tại đây đã biết đưa các sản phẩm miến của Làng So lên các sàn thương mại điện tử để bán khắp cả nước như: Vỏ Sò, Postmart…

“Nói về chất lượng và tiếng tăm của miến làng So thì không cần phải bàn cãi. Các hộ sản xuất của Làng So đã biết lên sàn để quảng bá sản phẩm, cũng đã livestream bán hàng qua các kênh mạng xã hội (Zalo, Facebook, TikTok…) chứ không chỉ thụ động chờ thương lái hay mang sản phẩm đi phân phối trực tiếp như trước. Tuy nhiên, để miến So đi ra nước ngoài và trở thành một trong các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP có tiếng của TP Hà Nội thì cần nhiều vai trò của truyền thông và các sàn thương mại điện tử trợ giúp”, chị Hợp chia sẻ thêm.

Mang giá trị Việt lan tỏa ra thế giới

Chia sẻ thêm về tiếng tăm của miến làng So, chị Lê Thị Hà (một du học sinh tại Tokyo, Nhật Bản) cho biết: Tết năm ngoái, tự dưng có tuyết đầu mùa nên thấy nhớ nhà kinh khủng và thèm bát miến gà nơi quê nhà. Lọ mọ ra mấy siêu thị tìm thử các món bún khô của người Nhật với hy vọng ăn tạm cho đỡ thèm thì bất ngờ thấy mấy túi miến dong làng So bày bán trên kệ. “Không ngần ngại em xách tất mấy túi miến về nhà trọ và trổ tài nấu miến gà cho bạn bè trong đó có các sinh viên các nước cùng ăn thử. Ăn xong ai cũng tấm tắc khen và rồi lên mạng đặt hàng gửi từ Việt Nam sang”, chị Hà tâm sự.

Nói thêm về những gói miến làng So “xuất hiện” tại Nhật Bản, chị Hà cho biết: Sau khi mò mẫm các địa chỉ trên mạng mới biết, hóa ra cửa hàng bán miến làng So chị mua trước đây có 1 người Việt từng làm nhân viên bán hàng và có quê tại Quốc Oai, Hà Nội. Thấy người Việt ở Tokyo đông nên chị mạnh dạn đề xuất với chủ cửa hàng lấy miến từ Việt Nam sang bán cho người Việt. Dần dà người Nhật ăn thử, thấy thích nên cũng bắt đầu tìm mua thứ đặc sản này. Có thể thấy, nếu miến làng So bao phủ các siêu thị, chợ truyền thống đang ngày một nhiều do được làm truyền thông tốt; thì câu chuyện miến làng So xuất hiện khi theo chân những người Việt xa xứ ở Nhật quả là câu chuyện thú vị.

Ban đầu chỉ là các chuyến hàng phục vụ bà con người Việt trong nước, dần dà miến làng So chen chân vào các siêu thị nhỏ tại khu vực có đông người Việt sinh sống tại Tokyo. Giờ đây, miến làng So đã được một bộ phận người Nhật biết đến và sử dụng nhiều hơn. “Mỗi tháng, không chỉ cơ sở của tôi mà vài ba hộ kinh doanh khác cũng xuất được sang Nhật Bản khoảng vài chục tấn. Dù số lượng chưa nhiều, nhưng đây là những thành quả bước đầu khi miến Làng So đã theo chân người Việt giao lưu và quảng bá ẩm thực Việt ra với nước bạn”, một chủ cơ sở kinh doanh tại Cộng Hòa (xin dấu tên vì lo ngại câu chuyện cạnh tranh –NV) chia sẻ với VietNamNet.

Có thể thấy rõ, miến làng So nói riêng, nông sản Việt nói chung có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Không chỉ bán hàng cho người Việt trong nước, miến làng So cũng đang mạnh dạn đi ra nước ngoài. Không chỉ cạnh tranh sòng phẳng với các loại bún miến khác của nước ngoài trên các siêu thị tại Việt Nam, miến dong làng So còn góp phần giữ vững trận địa cho nông sản Việt, qua đó tạo được vị thế cho chương trình “Người Việt dùng hàng Việt” thông qua chính chất lượng sản phẩm, doanh số bán hàng thay vì bằng các khẩu hiệu.

Việt Hoàng

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !