Máy tính thương hiệu Việt: Ước mơ mãi dừng ở… ước mơ?

Câu chuyện doanh nghiệp Việt sản xuất máy tính, linh kiện máy tính hay sở hữu các thương hữu máy tính “Made in Vietnam” vốn đã được bàn cách đây khoảng chục năm.

Tuy nhiên, đến nay thị trường máy tính cá nhân đã sạch bóng thương hiệu Việt, thay vào đó là các ông lớn nước ngoài trong đó đa phần đến từ Trung Quốc.

{keywords}
Hồi tháng 10/2021, nhiều phụ huynh phải “đỏ mắt” khi tìm mua laptop cho con học online. Ảnh: Việt Hoàng

Đỏ mắt tìm laptop cho con học online

Hồi tháng 10/2021, chiếc máy tính xách tay (laptop) cũ của anh Đỗ Tuấn (37 tuổi, sống tại Long Biên, Hà Nội) bỗng dưng lăn ra chết. Đây là chiếc laptop được anh dùng làm việc và chia sẻ cùng đứa con lớn lớp 7 của anh học online. Máy hỏng, anh tức tốc đi mua máy mới để còn làm việc từ xa và con anh có phương tiện học tập. Bởi, chiếc điện thoại thông minh của anh cũng đã bị đứa con trai thứ 2, đang học lớp 1 trưng dụng cho việc học trực tuyến.

Ngay từ tối hôm trước, anh đã phải dùng điện thoại vào mạng để tìm kiếm các mẫu máy laptop phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, sáng hôm sau khi gọi điện ra các cửa hàng để “đặt trước” và mua máy thì đều nhận được câu trả lời: “Máy trên 25 triệu đồng/chiếc thì còn, các dòng laptop dưới 25 triệu thì đều đang hết hàng”. “Một số cửa hàng còn lại vài chiếc trưng bày, tổng đài họ nói tôi phải ra xem trực tiếp. Nếu ưng thì mới lên lấy máy, bởi hàng trưng bày họ cũng không có ý định bán đi”, anh Tuấn chia sẻ.

Để rồi, do cần gấp máy tính cho con học trực tuyến, một phần vì dù có chờ đợi thì cũng chưa có laptop ngay do “hàng trong kho đã hết, hàng nhập khẩu về đang bị ách lại tại cửa khẩu”, nên anh Tuấn đành lấy tạm 1 chiếc HP 14” với giá 17,3 triệu đồng dù không hề ưng ý (màn hình bé so với nhu cầu và giá bán cũng đắt hơn bình thường). “Tự dưng tôi lại nhớ về ước mơ mỗi người Việt sẽ sở hữu 1 chiếc laptop, 1 chiếc smartphone, 1 smart TV mang thương hiệu Việt mà báo đài từng hay nói. Thế nhưng, sự thực các sản phẩm công nghệ Việt này chúng ta chưa có, linh kiện không tự chủ được và đang quá lệ thuộc vào nước ngoài”, anh Tuấn buồn rầu.

Nỗi buồn máy tính thương hiệu Việt

Theo thống kê mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Canalys, quý 3/2021 các doanh nghiệp đã xuất bán ra thị trường tới 84,1 triệu máy tính cá nhân (PC, Laptop), tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, đây lại là con số tăng trưởng thấp nhất so với 5 quý gần nhất (các quý trước đều tăng trưởng 2 con số) – dù đây là thời điểm nhu cầu mua máy tăng cao, do học sinh – sinh viên nhiều nước bắt đầu bước vào năm học mới trong đó có Việt Nam.

Trong số các dòng máy bán ra toàn cầu, Laptop bán ra tăng 3% (đạt 67,4 triệu); PC tăng trưởng 12% (đạt 16,6 triệu máy). Còn xét về thương hiệu, các tên tuổi lớn như Apple, Lenovo, HP, Dell, Acer là 5 cái tên dẫn đầu thị trường và thay phiên nhau vị trí dẫn đầu qua các năm. Trong khi đó, các thương hiệu máy tính nội địa của Việt Nam (mới dừng ở máy tính để bàn) từng rất “hào hứng” ra mắt hồi năm 2011 như: FPT (của Công ty TNHH Sản phẩm Công nghệ FPT), CMS (Công ty TNHH Máy tính CMS), ROBO (của Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ ROBO), Wiscom (Công ty CP Thương mại Công nghệ Khai Trí) và VTB (của Công ty CP Điện tử Tân Bình) thì đến nay đã gần như biến mất trên thị trường.

Được biết, đây cũng chính là 5 cái tên được Hội Tin học TP.HCM đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông chứng nhận đạt giái thưởng Top 5 thương hiệu máy tính Việt năm 2011. Thế nhưng, 10 năm nhìn lại thị trường máy tính Việt đã bị các doanh nghiệp ngoại “bóp chết”; ước mơ về những chiếc máy thương hiệu Việt dành cho người Việt dường như ngày càng xa vời. Dĩ nhiên, các doanh nghiệp sản xuất phải dựa trên lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh. Dù doanh nghiệp CNTT trong nước có khát vọng bao nhiêu, có tâm huyets bao nhiêu đi chăng nữa nhưng trước sức ép toàn cầu hóa, việc các thương hiệu máy tính Việt hụt hơi rồi dần dần dời bỏ thị trường cũng là điều khó tránh.

Quay lại nhu cầu máy tính cho học sinh/ sinh viên học online năm học 2021-2022, theo thống kê của Bộ GD&ĐT (tính đến tháng 11/2021), cả nước vẫn còn trên 1,8 triệu học sinh không có bất kỳ thiết bị gì trong tay để học tập online. “Có gia đình hai, ba anh chị em mới có một cái điện thoại để học” – trích lời Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Cũng theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, toàn ngành giáo dục đã huy động hỗ trợ được trên 14 vạn thiết bị và trong tháng 11 khoảng trên 5 vạn máy tính sẽ được phân phối cho các gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa.

Tuy nhiên, có tiền rồi cũng không dễ dàng mua máy tính. Bởi hàng nhập về còn phụ thuộc thị trường nước ngoài, bị ách lại tại cửa khẩu khi thông quan kiểm soát Covid -19, điều mà trước đây khi chưa có đại dịch chúng ta không bao giờ nghĩ tới. Và những lúc như vậy, chúng ta lại dấy lên ước mơ xưa về những chiếc máy tính thương hiệu Việt dành cho người Việt được sản xuất trong nước.

Việt Hoàng

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !