Kết nối thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau quả, nông sản phía Bắc

Nhiều sản phẩm rau quả của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đang trong thời gian thu hoạch, rất cần kết nối tiêu thụ. 

Ngày 18/12,  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức diễn đàn "Kết nối thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau quả nông sản phía Bắc" thông qua hình thức trực tuyến.

Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp cho biết, nhiều sản phẩm rau quả của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đang trong thời gian thu hoạch, rất cần kết nối tiêu thụ.

Với mục tiêu xây dựng được những chuỗi liên kết, nhằm giúp người sản xuất đảm bảo thu nhập, cũng như từng bước xây dựng kế hoạch “Người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam”, ông Hồ cho rằng diễn đàn là cơ hội để các nhà bán lẻ, doanh nghiệp phân phối, chế biến rau quả nông sản trên cả nước có cơ hội tiếp xúc và biết thêm thông tin về nông sản phía Bắc.

{keywords}
Hội chợ nông nghiệp và các sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2020 tại Lào Cai.

Tham gia diễn đàn trực tuyến này, các Hợp tác xã, tổ hợp sản xuất, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, chế biến rau quả nông sản phía Bắc đã giới thiệu và kết nối tiêu thụ nhiều nông đặc sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của địa phương mình như: Quýt vàng, khoai lang của tỉnh Lạng Sơn; quả và ngọn su su của tỉnh Vĩnh Phúc; chè và mật ong của tỉnh Tuyên Quang; bưởi Diễn, mít ruột đỏ, chuối, táo của tỉnh Thái Nguyên; bưởi và rau quả của tỉnh Phú Thọ; chuối, bưởi và rau quả của tỉnh Bắc Ninh; cam sành, chuối của Hà Giang; cam, cá song, ruốc hải sản của tỉnh Quảng Ninh; gạo, rau củ, quả dứa, hạt macca, cà phê, đông trùng của tỉnh Điện Biên. Đây đều là các sản phẩm đang sẵn cung và cần kết nối tiêu thụ.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) Lục Như Trung cho biết, huyện Bát Xát có điều kiện thổ nhưỡng tương đối đặc thù, phù hợp phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản đặc hữu miền núi phía Bắc.

Cụ thể, huyện Bát Xát đang có 500ha trồng chè hữu cơ chất lượng cao như chè Bát Tiên, Hồng Đỉnh Bạch… đã được gắn sao OCOP. Hiện toàn huyện đang có 3 đơn vị HTX thu mua, chế biến, đóng gói.

Huyện đang có 1.500ha trồng chuối, trong đó 1.000ha đã được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay trung bình mỗi tháng huyện có 300 - 500 tấn chủ yếu bán sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và Trung Quốc tăng cường quản lý đường biên nên bà con nông dân đang gặp phải khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm chuối. Bên cạnh đó, huyện Bát Xát còn có 3.000ha canh tác lúa séng cù, một sản phẩm đặc sản vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng với chất lượng cao.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát, huyện có tỉ lệ che phủ rừng trên 60% nên nguồn sinh thủy tại địa phương rất đa dạng, thuận lợi cho phát triển sản phẩm cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.

“Đặc biệt, do lợi thế về điều kiện tự nhiên nên huyện Bát Xát có thể trồng rau trái vụ, trồng rau vụ đông vào mùa hè với diện tích trên 800ha. Thông qua diễn đàn chúng tôi muốn kết nối tiêu thụ sản phẩm rau chất lượng cao cho người nông dân”, ông Trung thông tin.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Tổ trưởng Tổ hội trồng cây ăn quản và dịch vụ Nông nghiệp Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cho biết, tổ đã trồng khoảng 35 ha cây ăn quả, chủ yếu là cam. Hiện tổ còn tồn khoảng 100 tấn cam các loại, trong đó có cam Vinh, cam giấy Vân Đồn, cam V2, cam Bản Sen. Giá bán của các loại cam tại tổ của ông Nhân dao động từ khoảng 20.000 – 30.000 đồng/kg.

Tổng diện tích trồng cam trên địa bàn huyện Vân Đồn là khoảng 200 ha. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cam. Do đó, ông Nhân kiến nghị các cơ quan Ban, ngành, địa phương hỗ trợ để sản phẩm cam Vân Đồn được biết đến và tiêu thụ rộng rãi hơn nữa trên cả nước.

Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam chia sẻ: Các mặt hàng nông sản của các tỉnh phía Bắc hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 việc tiêu thụ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Việc tiêu thụ sản phẩm ở mỗi gia đình có xu hướng tăng lên. Do đó, để sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh giá bán hợp lý… sẽ dễ dàng được thị trường nội địa chấp nhận.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần cập nhật công nghệ mới nhất, đẩy mạnh việc bán hàng qua nhiều kênh khác nhau, sẽ giúp công tác tiêu thụ thuận lợi hơn, nhất là trong bối cảnh việc mua hàng trực tiếp đang gặp khó khăn do dịch bệnh như hiện nay. Mong các địa phương hỗ trợ HTX, người dân nâng cấp phương tiện sản xuất, bán hàng để thích nghi tình hình mới.

Thảo Nguyên

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !