Điện thoại thương hiệu Việt: Cuộc chơi có quá tầm?

Sau khi Vinsmart tuyên bố từ bỏ mảng sản xuất điện thoại, Bkav công bố kế hoạch “chuyển hướng” trong cuộc chơi sản xuất điện thoại, các thương hiệu điện thoại Việt ngày càng “teo tóp” trên thị trường.

Bụt chùa nhà không thiêng?

Thị trường Việt Nam với 100 triệu dân, lấy công nghệ là điểm tựa cho chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0; nhưng cũng có điều đáng buồn khi có rất ít các thương hiệu smartphone “Made in Vietnam” xứng tầm, đủ sức cạnh tranh ngang ngửa với các thương hiệu nước ngoài sau khi các ông lớn tham gia cuộc chơi rồi cũng phải dời bỏ thị trường do mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

Nếu bạn là người đam mê kiến thức về KHCN, chỉ cần tìm kiếm theo danh sách 120 nhà sản xuất điện thoại (từng ra mắt sản phẩm trên thị trường) trên thế giới, nhiều người sẽ rất bất ngờ khi Việt Nam có tới 9 cái tên – một số lượng không hề ít. Trong bối cảnh nhà nhà sản xuất điện thoại vài năm trước, các dòng điện thoại mang thương hiệu Việt đã có lúc khẳng định được vị thế và tên tuổi của mình.

Danh sách 9 nhà sản xuất điện thoại của Việt Nam, trong đó có thể kể đến những cái tên từng có chỗ đứng trên thị trường như: Asanzo, Bkav, Bphone, Mobiistar, Viettel, VNPT, VinSmart vài năm trước. Nhưng đến thời điểm này, các thương hiệu điện thoại Việt đã dần lùi vào phía sau nhường sân khấu cho các tên tuổi nước ngoài.

Ở thời điểm sơ khai (những năm 2010), hình thức ODM - đặt hàng các mẫu máy có sẵn từ nước ngoài (hầu hết là Trung Quốc) - sau đó gắn mác thương hiệu Việt và bán ra thị trường. Lúc ấy, nhiều người Việt “chấp nhận” với hy vọng các doanh nghiệp trong nước mau chóng cập nhật công nghệ, đầu tư nghiên cứu và sẽ tự xây dựng các mô hình sản xuất trong nước.

Thế nhưng, khi “trăm hoa đua nở” cuộc cạnh tranh sản xuất điện thoại diễn ra trên toàn cầu khiến doanh nghiệp Việt không đủ tiềm lực (vốn, nhân lực, công nghệ…) không theo nổi cuộc chơi, rồi dần dần tự dừng lại và rút lui khỏi thị trường.Ước mơ mỗi người dân Việt Nam sẽ sở hữu 1 chiếc smartphone thương hiệu Việt 10 năm trước giờ đây đã thực hiện được khoảng 50%, khi tỉ lệ người Việt sở hữu smartphone đã nhiều, nhưng là điện thoại thương hiệu của nước ngoài.

Các thương hiệu trong nước từng ra đời cũng không được nhiều người Việt ưa chuộng với các lí do như: thiết kế không bắt mắt, giá thành không phù hợp, phần mềm/ứng dụng của điện thoại đơ giật, kém sức cạnh tranh so với các thương hiệu nước ngoài. Cứ thế, các điện thoại Việt ra mắt cùng phân khúc của nước ngoài không thể cạnh tranh nên cứ đuối dần rồi… biến mất. Thậm chí, có những sản phẩm smartphone của người Việt cũng khá tốt, nhưng những tai tiếng đi kèm thì cũng nhiều không kém khiến sản phẩm và cả doanh nghiệp làm ra nó bị “ném đá” không thương tiếc chứ không phải do chuyện “bụt chùa nhà không thiêng”.

{keywords}
Một trong những thời điểm VinSmart hưng thịnh nhất (tháng 2/2019) cũng chỉ chiếm 2% thị phần điện thoại trong nước.

Không có nền tảng vững chắc?

Nếu nói về sự “cáo chung” của các thương hiệu điện thoại Việt chúng ta có thể thấy rõ, dù các thương hiệu đa phần đã lựa chọn phân khúc giá rẻ (trừ Bkav), nhưng do tiềm lực tài chính, nguồn lực nhân sự/ công nghệ chưa đáp ứng khiến các doanh nghiệp Việt không theo nổi cuộc đua đường dài hoặc phải chuyển hướng.

Thời điểm hưng thịnh nhất, VinSmart chỉ chiếm 2% thị phần điện thoại trong nước; Bkav thì không có số liệu, các thương hiệu khác thì doanh số quá khiêm tốn không đáng thống kê. Về cơ bản, các doanh nghiệp sản xuất điện thoại trong nước kho tham gia thị trường đều bị thua lỗ nặng sau thời gian nhập cuộc.

Chính vì vậy, VinSmart chuyển hướng dừng cuộc chơi, Mobiistar thì chuyển sang thị trường Ấn Độ, Bkav thì dừng mảng thiết kế - vốn là linh hồn để Bphone mang thương hiệu và hồn cốt Việt… Có thể thấy rõ, cuộc chơi của các doanh nghiệp trong nước với điện thoại “Made in Vietnam” coi như đã dừng bước. Tính đến tháng 11/2021, các tên tuổi điện thoại thương hiệu Việt trên thị trường đã dường như vắng bóng gần hết.

Nhìn lại các nguyên nhân thất bại, trong số các lí do như: Không có nền tảng công nghệ, không có đủ tiềm lực, sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu tên tuổi nước ngoài như Samsung, Apple… thì một lí do nhiều người cũng hay nhắc đến đó chính là những chiếc điện thoại Việt đa phần không được sản xuất trong nước khiến nhiều người Việt dù muốn “dùng hàng Việt” cũng cảm thấy lưỡng lự.

Đơn cử, chứng chỉ Play Protect của Android – một trong những chứng chỉ cho hơn 150 nhà sản xuất điện thoại toàn cầu. Việt Nam chỉ có tên của 3 nhà sản xuất điện thoại trong nước gồm: Mobiistar, Masstel và Vsmart. Nếu Mobiistar, Masstel là những nhà sản xuất theo mô hình có ODM tại Trung Quốc nên dùng bản quyền cấp qua đối tác của Google. Vsmart đã đạt chứng chỉ Play Protect khi trước đó đã mua lại một hãng smartphone của Tây Ban Nha là BQ. Còn lại các thương hiệu khác đều rất… mập mờ.

Theo anh Nguyễn Đình Danh (Cầu Giấy, Hà Nội): “Tôi đã từng kêu gọi chúng ta hãy là người tiêu dùng có trách nhiệm với nền kinh tế của đất nước, dùng hàng Việt để các công ty có tiền đầu tư công nghệ bắt kịp với những ông lớn trong sản xuất điện thoại thông minh của thế giới. Tuy nhiên, dường như mảng điện thoại là sân chơi quá tầm với các doanh nghiệp Việt”. Trong khi bạn Ngô Thu Thảo, sinh viên ĐHQGHN thì cho rằng: “Smartphone muốn bán được cần sự khác biệt, sáng tạo. Do đó, những hãng không làm chủ công nghệ sẽ khó tồn tại, dù họ có kêu gọi lòng yêu nước hay gì gì đó gán vào sản phẩm của mình”. 

Ngày 9/5/2021, VinGroup bất ngờ ra thông cáo báo chí VinSmart sẽ chính thức dừng sản xuất TV và điện thoại thông minh (smartphone) để tập trung nguồn lực cho VinFast. Sau đó, Bkav cũng tuyên bố sẽ đặt hàng sản xuất điện thoại thay vì tự thiết kê các mẫu Bphone mới. Như vậy, các thương hiệu điện thoại Việt vốn ít ỏi nay lại càng trở lên lu mờ trước các thương hiệu của nước ngoài.

Việt Hoàng

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !