Tự chủ đại học cần phải mạnh mẽ tháo gỡ những ràng buộc

“Không thể chối bỏ việc tự chủ đã mang đến sự thay da đổi thịt và lực đẩy rất lớn cho các trường đại học, tuy vậy, để tự chủ triệt để như các trường nước ngoài cần phải tháo gỡ mạnh mẽ hơn nữa những ràng buộc”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết.

Để giảm chi ngân sách Nhà nước và đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục đại học công lập. Theo Luật Giáo dục đại học (GDĐH), tự chủ đại học bao gồm tự chủ về tổ chức bộ máy - nhân sự, tài sản - tài chính và chuyên môn học thuật.

Cho đến thời điểm hiện tại, 23 cơ sở giáo dục đại học thí điểm đã chủ động hơn trong vấn đề này và quyền tự chủ đã mang đến những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự chủ đại học vẫn còn một số hạn chế khi tự chủ đại học hiện phần nhiều được tiếp cận từ góc độ tài chính (tự bảo đảm kinh phí hoạt động), mà chưa chú trọng tới tổ chức - nhân sự, quản trị, tiềm lực và kinh nghiệm về hoạt động đào tạo, khoa học - công nghệ…

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chia sẻ: “Tự chủ nhưng việc gì cũng phải báo cáo và có sự đồng ý từ cơ quan chủ quản (về mặt cơ chế) thì rất khó để chúng ta tự chủ thành công. Không thể chối bỏ việc tự chủ đã mang đến sự thay da đổi thịt và lực đẩy rất lớn cho các trường đại học, tuy vậy, để tự chủ triệt để như các trường nước ngoài cần phải tháo gỡ mạnh mẽ hơn nữa những ràng buộc. Luật GDĐH mới đã có hiệu lực chính là chìa khóa. Cứ để các trường tự thực hiện cơ chế phát triển - tự chịu trách nhiệm với xã hội (dưới sự hậu kiểm từ Bộ GD&ĐT), tôi tin tự các trường còn đi xa hơn nữa”.

Có thể thấy, tự chủ đại học là xu thế phát triển đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tự chủ giúp trường ĐH tháo gỡ nhiều vướng mắc về quản lý Nhà nước, quản lý của Bộ chủ quản về hoạt động của nhà trường.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Từ ngày 1/7, Luật GDĐH (Luật số 34) sửa đổi bổ sung chính thức có hiệu lực. Những điều chỉnh, sửa đổi bổ sung trong Luật mới được đánh giá là khá mạnh dạn nhằm gỡ các nút thắt đối với lộ trình tự chủ đại học của Việt Nam.

Trong Luật GDĐH 2012 hầu như không quy định về “cơ quan chủ quản” ngoài 1 quy định về “đại diện cơ quan chủ quản cơ sở giáo dục đại học” là thành viên đương nhiên của hội đồng trường (Điều 16). Do vậy, Luật số 34 cũng hầu như không quy định về “bỏ cơ quan chủ quản”.

Tuy nhiên, với chủ trương mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ ĐH thì Luật số 34 giảm sự can thiệp trực tiếp của cơ quan Nhà nước đến tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học (GDĐH).

Điều đó có nghĩa là sẽ thay đổi phương thức quản lý Nhà nước từ chỗ nhiều nội dung quản lý còn sử dụng phương thức hành chính trực tiếp, nay chuyển sang phương thức quản lý thông qua pháp luật, với hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng… để các trường được phát huy tính năng động, sáng tạo để cạnh tranh và phát triển.

Trong cơ chế tự chủ, Luật hầu như không quy định chi tiết về các hoạt động của nhà trường mà chủ yếu là quy định về các tiêu chuẩn chất lượng, quyền và trách nhiệm của các chủ thể liên quan; cơ chế sử dụng kiểm định chất lượng và sự minh bạch thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng, chất lượng đào tạo thực tế, việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp… để nhà nước, xã hội, người học cùng giám sát…

Vấn đề quan trọng trong quản trị đại học là cơ sở GDĐH cần xây dựng được quy chế tổ chức và hoạt động của của mình; trong đó, đặc biệt là thu hút, lựa chọn được những nhà quản lý giỏi, tâm huyết với mục tiêu phát triển nhà trường tham gia Hội đồng trường (HĐT), bầu làm Chủ tịch HĐT và chọn làm Hiệu trưởng.

Tự chủ ĐH là một quá trình phát triển, cần có điều kiện, thời gian để chuyển đổi từ nhận thức, ý thức và văn hóa chất lượng trong hệ thống GDĐH và toàn xã hội đến hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện cơ chế quản lý, quản trị…

Trong hệ thống cũng có những trường đi đầu, có những trường đi sau… Vì vậy, trong giai đoạn đầu có thể sẽ không tránh khỏi những vấn đề phát sinh cần phải giải quyết. Ngay cả khi có vấn đề, cũng nên nhìn nhận sự việc trong sự phát triển tổng thể vì lợi ích chung của toàn hệ thống, xem như đó là mặt tất yếu của quá trình này, để sau khi giải quyết, cơ chế tự chủ ĐH ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Hoàng Thanh - Trần Huệ

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !