Quảng Ninh triển khai thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng và hiệu quả

Thời gian qua, Quảng Ninh đã triển khai lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tiết kiệm điện và trung tâm điều khiển công suất; xây dựng nhiều mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được áp dụng trong cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

Mặc dù việc thực hiện tiết kiệm năng lượng trong thời gian qua của Quảng Ninh đã đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Theo đó, một số cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm chưa thực sự quan tâm đến tiết kiệm năng lượng; việc đầu tư thay thế dây chuyền thiết bị tiết kiệm năng lượng gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư lớn, đội ngũ người quản lý năng lượng mặc dù được đào tạo nhưng kết quả triển khai tại cơ sở chưa cao.

Điều đáng nói là theo dự báo, tổng tiêu thụ năng lượng toàn tỉnh đến năm 2025 dự kiến đạt khoảng 43,8 triệu TOE, riêng năm 2025 sẽ đạt gần 9,1 triệu TOE, có nghĩa là nhu cầu tiêu thụ năng lượng của tỉnh trong năm 2025 sẽ tăng gần gấp 2 lần so với năm 2019. Nếu như việc sử dụng năng lượng không thực sự tiết kiệm và hiệu quả ngay từ bây giờ, nguy cơ thiếu điện trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tới là rất lớn.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo chuyển biến đột phá trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, hiện Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2030. Kế hoạch nêu chi tiết nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cho từng sở, ngành, địa phương liên quan cũng như trách nhiệm của cộng đồng.

Trong đó, có nhiều giải pháp đột phá, quyết liệt hơn so với giai đoạn trước và yêu cầu các đơn vị phải chịu trách nhiệm trong việc triển khai kế hoạch như: Rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện các giải pháp kỹ thuật, thúc đẩy các dự án đầu tư về sử dụng năng lượng tiết kiệm đối với hoạt động sản xuất; kiểm tra, giám sát và đánh giá về kết quả thực hiện; truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng; tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về sử dụng năng lượng...

{keywords}
Nhiều mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được áp dụng trong cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

Theo dự báo, tổng tiêu thụ năng lượng toàn tỉnh đến năm 2025 dự kiến đạt khoảng 43,8 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), trong khi nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, việc nhập khẩu năng lượng cũng chỉ là giải pháp trước mắt, vì vậy đòi hỏi tỉnh cần phải có định hướng kế hoạch cụ thể, dài hơi trong triển khai thực hiện tiết kiệm năng lượng và hiệu quả.

Thống kê của Sở Công Thương cho thấy, giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân sử dụng năng lượng trên địa bàn tỉnh đạt gần 6% và đến hết năm 2019, tổng nhu cầu năng lượng trên địa bàn tỉnh đạt trên 5 triệu TOE. Trong đó, nhu cầu sử dụng năng lượng của ngành nông nghiệp tăng trên 32%; công nghiệp, xây dựng tăng 5,8%; thương mại, dịch vụ tăng 5,9%; giao thông vận tải tăng 5,6% và các hoạt động khác tăng 10,63%...

Xác định vai trò quan trọng của năng lượng, thời gian qua các cấp, các ngành của tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, giai đoạn 2016-2019, toàn tỉnh đã tiết kiệm được trên 245 triệu kWh điện; tổn thất khai thác than giảm từ 6% xuống 4,5% đối với khai thác lộ thiên và từ 29% xuống 24% đối với khai thác than hầm lò; nhận thức của nhân dân trong sử dụng điện tiết kiệm được nâng lên. Riêng TP Hạ Long và Uông Bí đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tiết kiệm điện và trung tâm điều khiển công suất; nhiều mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được áp dụng trong cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; xăng sinh học được ứng dụng rộng rãi trên địa bàn.

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho biết, mục tiêu kế hoạch đặt ra là phấn đấu hàng năm tiết kiệm 2% tổng điện năng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Riêng đối với các ngành có mức tiêu thụ năng lượng lớn, mức giảm bình quân trong tổng tiêu thụ toàn ngành như: Rượu, bia và nước giải khát 8%; cơ khí 9,1%; dệt may 7,3%; hóa chất 8,5%; khai thác than 6,9%; sản xuất nhựa 9,7%; sản xuất vật liệu xây dựng 7,2%; xi măng 11,4%. Đối với các ngành công nghiệp khác giảm 9%.

Hoàng Nga

Chương trình dán nhãn năng lượng sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Tiết kiệm năng lượng là một đề tài quan trong không chỉ ở thế giới và còn Việt Nam. Chương trình dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.

Tra cứu QR Code sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất

Ngày 22/12/2020, Bộ Công Thương đã trao giải cho các sản phẩm đạt giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 dành cho 54 model sản phẩm thuộc 4 danh mục sản phẩm được chứng nhận.

Đã loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường nhờ dán nhãn năng lượng

Chương trình dán nhãn năng lượng được bắt đầu triển khai từ năm 2008 và đã giúp loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường. Mục tiêu tới năm 2030, cả nước sẽ tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

54 sản phẩm được trao giải Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020

Ngày 22/12/2020, Bộ Công thương phối hợp cùng Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020”.

Doanh nghiệp làm lợi hơn 500 tỷ đồng mỗi năm nhờ giải pháp tiết kiệm năng lượng

Nếu tính theo giá điện công nghiệp trung bình hiện tại, mỗi tháng nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát tại Hải Dương tiết kiệm 40,3 tỷ đồng tiền điện nhờ áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện.

Đà nẵng đưa vào vận hành nhiều công trình điện mặt trời áp mái

Nhiều công trình điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) đã được các điện lực trực thuộc PC Đà Nẵng phối hợp đơn vị liên quan đưa vào vận hành trên địa bàn thành phố.

Đoàn thanh niên EVNHCMC trao tặng hệ thống điện mặt trời mái nhà

Công trình thanh niên “Chung tay sử dụng năng lượng xanh” là một hoạt động hưởng ứng “Tháng tri ân khách hàng” năm 2020 do EVNHCMC phát động.

Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao

Là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời. Ngoài dự án điện theo mô hình cánh đồng quy mô lớn, Hậu Giang còn có thể nghiên cứu phát triển ĐMT trên mái nhà kết hợp phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

Hà Tĩnh: Trao thưởng 120 triệu đồng cho các “gia đình tiết kiệm điện”

Chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2020” của Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chọn được 600 “gia đình tiết kiệm điện” để tặng thưởng với tổng kinh phí 120 triệu đồng.

10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch ở Lâm Đồng

Theo ngành chức năng tỉnh, đến nay đã có 10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch trên địa bàn Lâm Đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !