Thừa Thiên Huế: Các đơn vị hành chính, trường học, bệnh viện... được lắp đặt ứng dụng mã QR Code thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ở Thừa Thiên Huế đạt 20-25%/năm; tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện TTKDTM qua các kênh thanh toán điện tử đạt 50%...

{keywords}
Thừa Thiên Huế: Các đơn vị hành chính, trường học, bệnh viện... được lắp đặt ứng dụng mã QR Code thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (ảnh minh hoạ).

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có kế hoạch về việc triển khai Đề án thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025.

Theo kế hoạch, mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ áp dụng các hình thức TTKDTM trên địa bàn tỉnh trong các dịch vụ phổ biến; có từ 70-80% số doanh nghiệp TTKDTM trong tổng số doanh nghiệp thanh toán qua hệ thống ngân hàng.

Và các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ POS, ứng dụng mã QR Code được lắp đặt, triển khai trong thanh toán phí và lệ phí tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh và các Trung tâm Hành chính công huyện, thị xã, thành phố Huế; 100% bộ phận một cửa hiện đại cấp xã, phường tại thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế ứng dụng mã QR Code trong thanh toán phí và lệ phí.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch TTKDTM đạt 20-25%/năm; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng trưởng bình quân 50- 80%/năm về số lượng và 80-100%/năm về giá trị giao dịch; giao dịch qua kênh internet tăng trưởng bình quân 35-40%/năm về số lượng và giá trị giao dịch. Ngoài ra, tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện TTKDTM qua các kênh thanh toán điện tử đạt 50%.

Để hiện thực hóa đề án, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đưa ra các giải pháp về nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại; phát triển các dịch vụ thanh toán; đẩy mạnh TTKDTM trong khu vực dịch vụ công; hoạt động kiểm tra, giám sát… cũng được chỉ rõ nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động TTKDTM.

Được biết, hiện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã đưa ra những định hướng cụ thể nhằm thúc đẩy TTKDTM của ngành ngân hàng trong năm 2022 như phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0, trong đó tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, mô hình kinh doanh, giải pháp số tiên tiến để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật; phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử (TMĐT); phát triển TTKDTM ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Châu Khắc Thái, năm qua, ngành ngân hàng đã triển khai có hiệu quả các đề án, kế hoạch về TTKDTM trên địa bàn, các quy định liên quan đến việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử EKYC, phát hành thẻ chip và các thiết bị chấp nhận thẻ chip; trong đó, lưu ý các vấn đề rủi ro, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thanh toán.

Việc tích hợp các giải pháp thanh toán trên ứng dụng Hue-S đang được các ngân hàng thương mại (NHTM) tích cực triển khai, hiện nay có VietinBank Thừa Thiên Huế phối hợp thực hiện và đang trong giai đoạn vận hành kiểm thử. Công tác thanh toán đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác, các hệ thống thanh toán hoạt động thường xuyên, đáp ứng được nhu cầu thanh toán của các đơn vị trên bàn.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, đến cuối năm 2021, trên toàn địa bàn tỉnh có 218 máy ATM và 1.287 máy POS; số lượng thẻ thanh toán đang lưu hành 1.022.046 thẻ, bình quân đạt 1,1 thẻ/người dân đủ 15 tuổi trở lên.

Ứng dụng mã QR Code được lắp đặt tại các đơn vị hành chính, trường học, bệnh viện trên địa bàn để thực hiện TTKDTM trong thực hiện dịch vụ. Các chi nhánh NHTM trên địa bàn phát triển nhiều hình thức thanh toán hiện đại. Trong năm 2021, doanh số giao dịch ATM, POS trên địa bàn tỉnh đạt gần 15.600 tỷ đồng với 5.821 nghìn món. Giá trị giao dịch qua mobile banking đạt 59.877 tỷ đồng, tăng 149%; qua kênh internet banking đạt khoảng 53.278 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2020.

Ngoài ra, tổng số doanh nghiệp TTKDTM trên địa bàn chiếm 74,9% trong tổng số doanh nghiệp có tài khoản mở tại ngân hàng. Các thiết bị chấp nhận thẻ POS, ứng dụng mã QR Code được lắp đặt tại 3 trung tâm hành chính công, 9 bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh và 17 trường học trên địa bàn; ATM được lắp đặt tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, 13 bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh và 9 trường học trên địa bàn.

Hải Yến

Đến năm 2025, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bà Rịa Vũng Tàu đạt 90-95%

Đến cuối năm 2025, 90-95% thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh; 90-100% giao dịch nộp thuế, phí, lệ phí… bằng phương thức thành toán không dùng tiền mặt tại địa bàn đô thị.... của Bà Rịa Vũng Tàu.

11 tháng đầu năm, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6%

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Hà Nội: Đi ăn bánh mỳ ven đường hay đến nhà hàng sang đều không cần mang theo tiền mặt

Mua một chiếc bánh mỳ ven đường, vào quán cháo lòng hay thậm chí vào những nhà hàng sang trọng.... hiện nay thực khách cũng không cần mang theo tiền mặt mỗi khi thanh toán.

Giới trẻ mua sắm khắp nơi không cần dùng đến tiền mặt

Từ chủ tạp hóa đến chủ shop quần áo hay các siêu thị đều sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa tiện lợi, nhanh chóng để phục vụ nhu cầu khách hàng, nhất là giới trẻ ngày nay.

Công nghệ sinh trắc học giúp người dùng yên tâm hơn với thanh toán không dùng tiền mặt

Công nghệ sinh trắc học nhận được niềm tin từ đông đảo người tiêu dùng Việt Nam trong việc thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

TP Cần Thơ tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm tăng cường triển khai, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan, ban ngành, địa phương tăng cường tuyên tuyền, xây dựng để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Hà Nội: Nộp phạt lỗi vi phạm giao thông online, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi

Hiện nay, người vi phạm giao thông tại Hà Nội có thể nộp phạt qua mạng và được nhận lại giấy tờ tại nhà thông qua đường bưu điện.

Hà Nội: Đi chợ mua rau không cần mang tiền mặt

Theo ghi nhận của PV Infonet, hiện nay tại các cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội, đang sử dụng hình thức thanh toán qua mã QR rất nhiều. Không chỉ tại các cửa hàng lớn, nhiều quán bán rau, thịt cá tại các chợ cũng thanh toán bằng QR code

Khi người dân quê dần quen với thanh toán không dùng tiền mặt

Cho tới thời điểm hiện tại, có gần 72.000 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ Mobile Money, trong đó có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đi chợ thời 4.0: Từ mua thịt đến hoa quả đều không cần mang theo tiền mặt

Việc thanh toán qua các ứng dụng công nghệ tài chính hay thanh toán bằng mã QR của ngân hàng đang ngày càng thể hiện sự thuận tiện trong giao dịch hàng ngày. Từ mua rau, thịt cá, hoa quả… dù là ở chợ cóc cũng đều chỉ cần chiếc điện thoại.

Đang cập nhật dữ liệu !