Lạng Sơn triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán công tiện tích

Nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, hệ thống ngân hàng tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán đảm bảo tiện ích như: nộp bảo hiểm xã hội, thanh toán hóa đơn tiền điện, dịch vụ viễn thông…

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ năm 2016 đến nay, ngành ngân hàng Lạng Sơn đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong đó, nổi bật nhất là việc thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công.

{keywords}
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Lạng Sơn đã có chuyển biến tích cực (ảnh minh họa).

Đến nay, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Lạng Sơn đã có chuyển biến tích cực, nhất là triển khai công tác hiện đại hóa quy trình thu, nộp thuế qua ngân hàng thương mại, góp phần tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, giảm tỷ trọng thanh toán tiền mặt qua kho bạc nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho biết, hiện tại có 5 ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh triển khai thu ngân sách nhà nước gồm: BIDV, Vietinbank, Agribank, MB, Vietcombank.
Theo Ngân hàng Nhà nước tỉnh, riêng trong năm 2019, tổng số tiền thanh toán các dịch vụ công và chi trả các chương trình an sinh xã hội qua ngân hàng gần 2.394 tỷ đồng, chiếm 52,9% tổng số thu dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội toàn tỉnh. Đồng thời, cả tỉnh có 1.597 đơn vị đã thực hiện trả lương qua tài khoản ngân hàng, tăng 5,5% so với năm 2018.

Đặc biệt, nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân theo đúng chủ trương của Chính phủ, các ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán đảm bảo tiện ích, an toàn với chi phí hợp lý như: nộp bảo hiểm xã hội, thanh toán hóa đơn tiền điện, dịch vụ viễn thông… mở thêm các dịch vụ tiện ích trực tuyến tại cây ATM như nhận tiền gửi, thanh toán dịch vụ.

Tính đến thời điểm hiện tại, các ngân hàng thương mại đã lắp đặt 77 máy ATM, 297 máy POS (máy thanh toán tiền dịch vụ bằng thẻ) trên địa bàn tỉnh để phục vụ nhu cầu rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, chi trả tiền mua hàng hóa – dịch vụ của người dân.

Lạng Sơn là tỉnh có hoạt động thương mại biên giới phát triển và sôi động, do đó dịch vụ thanh toán tiền xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, Lạng Sơn đã có 12/15 ngân hàng thương mại ký kết thỏa thuận thanh toán biên giới với các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc để thực hiện thanh toán biên mậu với tổng số 13 chi nhánh thuộc 8 ngân hàng, trung tâm thanh toán bù trừ đồng nhân dân tệ. Trong năm 2019, tổng số thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng đạt 1.510 triệu USD, chiếm 31,8% so với tổng kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn tỉnh.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho biết, đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện trong năm 2020. Trong đó, ngân hàng đã yêu cầu các chi nhánh ngân hàng thương mại chủ động phối hợp với các cơ quan an ninh đảm bảo an toàn cho máy ATM và người sử dụng, thực hiện nghiêm các quy định của Ngân hàng Nhà nước về cung cấp dịch vụ thẻ ATM; đảm bảo các máy ATM, POS cũng như các dịch vụ ngân hàng điện tử hoạt động thông suốt để hỗ trợ người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.

Vào đầu tháng 4/2020, Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn đã có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo về việc tiếp tục tổ chức thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Công văn cho biết, sau khi báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh về kết quả triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục trên địa bàn tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Công Trưởng đồng ý về việc chưa xem xét thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế như đề xuất của Ngân hàng Nhà nước tỉnh.
Về phía Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Nhà nước tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục triển khai thực hiện đạt hiệu quả các nhiệm vụ được giao của UBND tỉnh về việc đẩy nhanh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục.

 Hải Yến

Đến năm 2025, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bà Rịa Vũng Tàu đạt 90-95%

Đến cuối năm 2025, 90-95% thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh; 90-100% giao dịch nộp thuế, phí, lệ phí… bằng phương thức thành toán không dùng tiền mặt tại địa bàn đô thị.... của Bà Rịa Vũng Tàu.

11 tháng đầu năm, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6%

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Hà Nội: Đi ăn bánh mỳ ven đường hay đến nhà hàng sang đều không cần mang theo tiền mặt

Mua một chiếc bánh mỳ ven đường, vào quán cháo lòng hay thậm chí vào những nhà hàng sang trọng.... hiện nay thực khách cũng không cần mang theo tiền mặt mỗi khi thanh toán.

Giới trẻ mua sắm khắp nơi không cần dùng đến tiền mặt

Từ chủ tạp hóa đến chủ shop quần áo hay các siêu thị đều sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa tiện lợi, nhanh chóng để phục vụ nhu cầu khách hàng, nhất là giới trẻ ngày nay.

Công nghệ sinh trắc học giúp người dùng yên tâm hơn với thanh toán không dùng tiền mặt

Công nghệ sinh trắc học nhận được niềm tin từ đông đảo người tiêu dùng Việt Nam trong việc thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

TP Cần Thơ tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm tăng cường triển khai, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan, ban ngành, địa phương tăng cường tuyên tuyền, xây dựng để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Hà Nội: Nộp phạt lỗi vi phạm giao thông online, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi

Hiện nay, người vi phạm giao thông tại Hà Nội có thể nộp phạt qua mạng và được nhận lại giấy tờ tại nhà thông qua đường bưu điện.

Hà Nội: Đi chợ mua rau không cần mang tiền mặt

Theo ghi nhận của PV Infonet, hiện nay tại các cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội, đang sử dụng hình thức thanh toán qua mã QR rất nhiều. Không chỉ tại các cửa hàng lớn, nhiều quán bán rau, thịt cá tại các chợ cũng thanh toán bằng QR code

Khi người dân quê dần quen với thanh toán không dùng tiền mặt

Cho tới thời điểm hiện tại, có gần 72.000 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ Mobile Money, trong đó có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đi chợ thời 4.0: Từ mua thịt đến hoa quả đều không cần mang theo tiền mặt

Việc thanh toán qua các ứng dụng công nghệ tài chính hay thanh toán bằng mã QR của ngân hàng đang ngày càng thể hiện sự thuận tiện trong giao dịch hàng ngày. Từ mua rau, thịt cá, hoa quả… dù là ở chợ cóc cũng đều chỉ cần chiếc điện thoại.

Đang cập nhật dữ liệu !