Quảng Bình: Tái cơ cấu nông nghiệp trong quá trình xây dựng NTM

Lao động làm nông nghiệp ở Quảng Bình có số lượng rất lớn, nhưng thu nhập đang thấp. Để nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh đã đẩy mạnh Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, các ngành, địa phương đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với thị trường, nhất là chuyển đổi linh hoạt đất lúa thiếu nước, kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệu quả cao hơn như ngô, đậu xanh, dưa hấu, ớt, khoai lang, lạc... Năm 2018, tổng diện tích chuyển đổi 2.126 ha, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn gấp 1,6 - 13,6 lần so với trồng lúa. Các cây trồng chuyển đổi có lãi 2,3 - 78 triệu đồng/ha, trong đó cao nhất là mướp đắng gấp 13,6 lần, cây rau gấp 06 lần, mè gấp 5,2 lần, ngô thực phẩm gấp 2,8 lần.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình của 134 hợp tác xã nông nghiệp, 735 tổ hợp tác và 730 trang trại trong sản xuất nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Các doanh nghiệp đã liên kết với tổ hợp tác, hợp tác xã, nông dân mở rộng sản xuất theo cánh đồng lớn với diện tích 10.810 ha, đạt 170,9% kế hoạch, tăng 41,2% so với cùng kỳ (trong đó lúa 2.323 ha, ở 20 cánh đồng với sự tham gia của 08 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm trên 73% sản lượng, tăng 09% so với cùng kỳ; sắn 8.260 ha; ngô 102 ha; khoai lang 100 ha, lạc 25 ha). Đặc biệt, các địa phương cũng hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu cho một số nông sản như gạo sạch Lệ Thủy, rau sạch Hòa Luật Nam, khoai deo Thanh Thủy, tinh bột nghệ Mai Thủy, tỏi tía Quảng Hòa, tiêu đen Quảng Bình...

Nhiều người dân ở xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa cho thu nhập cao.

UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo lồng ghép nhiều nguồn vốn để duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, nuôi trồng thủy sản, giao thông nông thôn... nhằm đảm bảo phục vụ sản xuất. Nhiều công trình, hạng mục công trình được đầu tư, nâng cấp sửa chữa hoàn thành phát huy hiệu quả, góp phần nâng diện tích tưới lúa tăng 1.325ha, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 280ha; tiêu úng 1.683ha lúa; Kiên cố hóa 391km kênh mương và 250km đê sông, biển, bảo vệ an toàn 2.800 hộ dân. Do đó, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi được nâng cao, tạo điều kiện để chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang chất lượng, giá trị cao, bảo vệ sản xuất, đời sống và xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, toàn tỉnh có 25ha rau được công nhận Vietgap. Cùng với đó, để tăng tỷ trọng sản phẩm chủ lực trong nuôi trồng thủy sản, tỉnh đã chú trọng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú; Phát triển vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung; Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống, công nghệ nuôi tiên tiến, quy trình nuôi bền vững, nuôi an toàn sinh học, nuôi theo hướng Vietgap; Chuyển đổi những vùng nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi các đối tượng mới có hiệu quả kinh tế cao như cá chim vây vàng, cá dìa, cua cá kết hợp, nuôi cá chẽm lồng trên sông, cá lóc trên cát… và khai thác phát triển nuôi cá mặt nước lớn tại hồ chứa, đập thủy lợi.

Nhiều doanh nghiệp tư xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn, nhất là ưu tiên theo hướng chế biến tinh, sâu. Đến nay, toàn tỉnh có 6 cơ sở và 2 nhà máy chế biến mủ cao su, 4.800 cơ sở xay xát, chế biến lúa gạo quy mô hộ gia đình, 02 nhà máy sản xuất tinh bột sắn, dong riềng xuất khẩu, 04 cơ sở giết mổ gia súc tập trung, 01 nhà máy chế biến nhựa thông xuất khẩu, 02 nhà máy chế biến gỗ, 06 nhà máy chế biến dăm gỗ và nhiều cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu, nội địa...

Trang trại nuôi cá chình ở xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.

Giá trị chế biến nông, lâm, thủy sản hàng năm bình quân đạt hơn 1.569 tỷ đồng. Nhiều mặt hàng chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh như nón lá dừa thêu ren, bộ sản phẩm khay quả trám, khay xoài đan xiên và kết hoa văn bằng sợi song mây, chiếu cói, nón lá, mây đan mắt cáo, bộ sản phẩm mây xiên, tinh bột sắn, mật ong Tuyên Hóa, khoai deo, bánh mè xát, nước mắm...

Ngoài ra, các ngành, địa phương đã chú trọng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần đẩy nhanh việc hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Nhiều địa phương hình thành được hợp tác xã sản xuất, làng nghề với các nghề làm nón, mây tre đan, làm chổi đót. Cơ cấu kinh tế và lao động ở một số địa phương đang dần chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp…

Kết quả, đến nay, toàn tỉnh có 62 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 45,6%, tăng 62 xã so với trước khi triển khai. Dự kiến cuối năm 2019, có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân/xã 15,5 tiêu chí, tăng 11,9 tiêu chí/xã so với trước khi triển khai; không còn số xã dưới 05 tiêu chí...

Trên cơ sở những kết quả đạt được, thời gian tới, các cấp, các ngành và địa phương sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; xây dựng thêm nhiều mô hình sản xuất an toàn, chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường liên kết phát triển thị trường tiêu dùng nhằm tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành Nông nghiệp phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Thanh Hà

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !