Bác sĩ chia sẻ 2 phương pháp cai nghiện thuốc lá

Cai thuốc lá là hành trình rất khó bởi vì không phải ai cũng quyết tâm thực hiện được và cần có sự tư vấn của bác sĩ để hỗ trợ.

 

Quyết tâm cai nghiện 

Thạc sĩ - Bác sĩ Thái Thị Thùy Linh, Khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết hàng ngày bà đều nhận được các câu hỏi về việc làm sao để cai nghiện thuốc lá.

Ví dụ như trường hợp của anh Đào Trọng Nghĩa, sinh năm 1987, quận Gò Vấp, TP.HCM quyết tâm cai thuốc lá vì con trai anh 2 tháng lại đi viện 1 lần mà bác sĩ cho rằng do thói quen hút thuốc của anh. Tuy nhiên, sau khi cai thuốc chỉ được vài hôm là anh Nghĩa thấy vật vã, mệt mỏi, không thể tập trung làm việc. Nhìn thấy người ta hút thuốc anh thèm, cảm giác vô cùng khó chịu.

Anh cố gắng nhưng 3 lần bỏ thuốc lần lâu nhất được 1 tháng là tái nghiện lại. Anh Nghĩa dù có quyết tâm nhưng vẫn không thể nào rời xa làn khói trắng. Anh đành giấu vợ con ra ngoài hút thuốc. Lúc vợ con ở nhà anh ra tận thang thoát hiểm hút. 

{keywords}
Bác sĩ chia sẻ 2 phương pháp cai nghiện thuốc lá

Anh Nghĩa lên mạng đọc thấy có thể điều trị cai nghiện nên anh tìm tới bác sĩ. Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, anh Nghĩa được bác sĩ tư vấn và sử dụng nicotin thay thế. Nhờ đó, anh Nghĩa đã bỏ thuốc được 5 tháng. Sau bỏ thuốc, anh Nghĩa vướng vào cảnh tăng cân không kiểm soát. Anh tiếp tục được tư vấn hỗ trợ về dinh dưỡng để kiếm soát cân nặng. Mất gần 1 năm anh Nghĩa mới lấy lại thăng bằng. Hiện tại, anh Nghĩa kể mình đã đoạn tuyệt thuốc lá, thấy bạn bè hút anh còn cảm giác sợ, ho sặc sụa.

Theo bác sĩ Linh thuốc lá có nicotin nên nó trở thành nghiện dù nhiều người cai nghiện nhưng không thành công. Quá trình tự cai thuốc lá đều khó thành công dù nhiều người đã cố gắng để bỏ thuốc.

{keywords}
Bác sĩ chia sẻ 2 phương pháp cai nghiện thuốc lá

Hai phương pháp cai nghiện 

Bác sĩ Linh cho biết có hai phương pháp cai thuốc lá là cai nghiện dùng thuốc và không dùng thuốc.  

Trường hợp cai thuốc không dùng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân rào cản gặp phải khi cai thuốc lá như tăng cân có thể tư vấn ăn uống để giảm cân, tăng cường vận động để bỏ qua áp lực tăng cân khi cai thuốc lá.

Nếu người bỏ thuốc lá bị tăng 2 – 3 kg là bình thường do cai thuốc lá; nếu tăng hơn 3 – 4 kg là có yếu tố khác ngoài việc cai thuốc lá làm tăng cân: chế độ ăn uống và tập luyện thể lực chưa phù hợp ăn vặt nhiều quá, ăn ngọt, béo nhiều; vận động quá ít. 

Khi thèm thuốc lá thì có thể coi tivi, sách báo, làm sao để miệng quên đi mùi thuốc lá như nhai kẹo. 

Trường hợp phải dùng thuốc, theo bác sĩ Linh cai thuốc lá hay gặp phải trường hợp cao huyết áp, không tập trung, cáu gắt đây là hội chứng thèm thuốc thì bác sĩ sẽ cung cấp thuốc cho bệnh nhân bằng nicotin thay thế. Nếu người cai thuốc lá đang sử dụng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá, đây là thời điểm xem xét việc ngưng thuốc hỗ trợ: nicotin thay thế và varenicline sẽ ngưng sau 3 tháng, bupropion ngưng sau 2 – 3 tháng. Tùy tình hình bệnh nhân nghiện thuốc như thế nào để bác sĩ tư vấn dùng thuốc.

Nhiều người cai thuốc lá đánh giá giai đoạn 2 tuần đầu tiên là khó khăn nhất, giai đoạn này tương ứng với giai đoạn cơ thể làm quen với tình trạng không có nicotin trong máu. Kể từ thời điểm này người cai thuốc lá sẽ cảm thấy dễ chịu hơn thời gian trước vì cơ thể đã “quen” với tình trạng mới. Nếu qua 2 tuần mà vẫn cảm thấy quá khó chịu, hãy liên hệ với bác sỹ để được sử dụng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá (nếu chưa dùng) hoặc điều chỉnh liều lượng (nếu đã dùng).

Khi cai nghiện thuốc lá, người nghiện có thể có các thay đổi tâm lý như  kích thích, bứt rứt, giận dữ xảy ra khi cai thuốc lá, chính là dấu hiệu của thiếu nicotin trong cơ thể. Các thay đổi tính tình này chỉ có tính chất nhất thời và sẽ dịu hẳn đi sau 4 – 6 tuần. Trong thời gian đầu hãy tập cách hít thở sâu thư dãn, nói chuyện với mọi người xung quanh để tranh thủ sự thông cảm, cũng có thể thông báo cho bác sỹ biết để có thể được bác sỹ kê toa thuốc chống lo âu, chống trầm cảm. 

Tuy nhiên, để bỏ thuốc thành công bác sĩ Linh cho rằng ở bệnh nhân cần 50 % và bác sĩ chỉ hỗ trợ.

 K.Chi  

Tất cả thuốc lá điện tử là hàng nhập lậu

Hiện nay thị trường thuốc lá điện tử đang làm đau đầu các nhà quản lý bởi đây là sản phẩm chưa được quy định mua bán trên thị trường nhưng lại thu hút giới trẻ.

Thuốc lá thế hệ mới, mùi hương 'giết chết' giới trẻ

Bản chất thuốc lá thế hệ mới vẫn là lệ thuốc chất gây nghiện nicotine, ngoài ra còn gây hội chứng tổn thương phổi cấp, tổn thương nhu mô phổi, nguy cơ cháy nổ…

Việt Nam trong top 15 quốc gia sử dụng thuốc lá nhiều nhất thế giới

'Giá thuốc lá ở Việt Nam rẻ đến mức khó tin – đồng nghĩa với việc giá cả không phải là rào cản đối với giới trẻ trong việc hình thành thói quen hút thuốc lá”.

Hút thuốc từ 18 tuổi, ngoài 30 đã đột quỵ

Theo các bác sĩ, ngoài lối sống tĩnh tại ít vận động thì thuốc lá là tác nhân gây ra 50% ca đột quỵ ở người trẻ.

Thuốc lá ảnh hưởng tới xương khớp như thế nào?

Người hút thuốc và người hút thuốc lá thụ động đều có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ như nhau, hệ xương khớp cũng bị khói thuốc tàn phá.

Thuốc lá đầu độc đôi mắt bạn như thế nào?

Thuốc lá và rượu bia là hai nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu trên thế giới. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư, tim mạch mà nó còn ảnh hưởng tới mắt.

Giới trẻ có nguy cơ rối loạn tâm thần vì thuốc lá điện tử

Tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai có nhiều bệnh nhân là người trẻ tới khám vì các rối loạn tâm lý, trong đó có nguyên nhân do thuốc lá điện tử.

Chuyên gia cảnh báo hút thuốc tăng nguy cơ tâm thần

Theo các chuyên gia y tế, thành phần nicotin gây nghiện và nó điều khiển bộ não người hút, thiếu nicotin sẽ khiến họ cáu gắt, mất tập trung.

Hoại tử ngón tay, suy thận do thuốc lá

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều nguyên nhân gây nguy cơ suy thận, một trong số đó là do hút thuốc lá.

Hút thử thuốc lá điện tử, thiếu nữ hôn mê, nguy cơ tử vong

Bệnh nhân nữ 14 tuổi vào viện trong tình trạng hôn mê, kích thích nhiều, tím tái, đồng tử giãn, nguy cơ suy hô hấp và tử vong cao sau khi hút thử thuốc lá điện tử bạn cho.

Đang cập nhật dữ liệu !