Xin đất làm dự án khách sạn rồi khai thác mỏ: GĐ Lilama có dấu hiệu cấu thành tội Rửa tiền

Theo luật sư, trong vụ việc nêu trên Nguyễn Mạnh Thừa - Giám đốc Công ty TNHH xây dựng thương mại Lilama (Công ty Lilama) đã có dấu hiệu cấu thành tội “Rửa tiền”.

ơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đang điều tra vụ án Nguyễn Mạnh Thừa – Giám đốc Công ty TNHH XD TM Lilama phạm tội Vi phạm qui định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội Rửa tiền.

{keywords}
Luật sư Hoàng Tùng trao đổi với PV Infonet về vụ việc.

Trao đổi với PV Infonet, luật sư Hoàng Tùng – Trưởng VPLS Trung Hòa (Hà Nội) cho biết: “Cụm từ “rửa tiền” được hiểu theo nghĩa bóng, tức là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản có được từ hành vi phi pháp, phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

Hiểu đơn giản, rửa tiền chính là cách thức để hợp pháp hóa tài sản có được từ nguồn gốc phi pháp, không rõ ràng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền 2012, thì rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có”.

Ngoài ra, luật sư Hoàng Tùng cũng phân tích: “Trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) cũng quy định chi tiết các hành vi được coi là rửa tiền, bao gồm các hành vi sau:  Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có.

{keywords}
Cơ quan CSĐT thi hành lệnh khám xét tại nhà của một trong bốn bị can tại thành phố Lào Cai. Ảnh: ANTV Lào Cai.

Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi trên mà không cần xác định hậu quả. Nếu hậu quả do hành vi rửa tiền gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của Điều 324 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”.

“Như vậy, trong vụ việc trên Nguyễn Mạnh Thừa - Giám đốc Công ty TNHH xây dựng thương mại Lilama (Công ty Lilama) đã có dấu hiệu cấu thành tội “Rửa tiền”. Căn cứ nội dung vụ việc thì Công ty Lilama được phê duyệt cấp phép đầu tư, xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tuy nhiên, khi được giao đất để thực hiện dự án Công ty Lilama đã có hành vi khai thác tận thu trái phép quặng Apatit trong khoảng thời gian dài và số tiền thu được từ việc bán quặng Apatit là hơn 379 tỷ đồng.

Số tiền mà Công ty Lilama thu được có nguồn gốc xuất phát từ việc Công ty Lilama có hành vi khai thác khoáng sản trái phép, từ đó có thể kết luận số tiền hơn 379 tỷ đồng này là tài sản có nguồn gốc do thực hiện hành vi trái pháp luật mà có.

Đối với trường hợp này của Công ty Lilama bước đầu xác định được là có hành vi “rửa tiền” xảy ra nhưng để đủ căn cứ để kết luận thì cơ quan điều tra cần tiếp tục làm rõ những tình tiết khác để xác định rõ hành vi “rửa tiền” được thực hiện ở đây là nhóm hành vi nào được quy định trong Điều 324 Bộ luật hình sự hiện hành”, luật sư Hoàng Tùng nêu quan điểm.

Còn theo căn cứ kết quả điều tra, ngày 23/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã ra các quyết định khởi tố bị can và lệnh khám xét, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Văn Bình, sinh năm 1960, nguyên thành viên Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam.

Mở rộng điều tra vụ án cùng ngày 23/6/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và ra các quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, đồng thời thực hiện lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với 4 cựu lãnh đạo tỉnh Lào Cai gồm:

Nguyễn Thanh Dương, sinh năm 1959, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai. Lê Ngọc Hưng, sinh năm 1960, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai. Mai Đình Định, sinh năm 1961, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, và Phan Văn Cương, sinh năm 1963, hiện là Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai.

Trước đó, Nguyễn Mạnh Thừa – Giám đốc Công ty TNHH XD TM Lilama – bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai khởi tố, bắt tạm giam từ ngày 9/9/2021 do tận thu, thu gom quặng Apatit tại tỉnh Lào Cai khi làm dự án nghỉ dưỡng.

Cơ quan công an xác định, bị can Thừa có trách nhiệm về vi phạm của Công ty Lilama khi tận thu quặng patít tại xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai. Những vi phạm nêu trên đã được Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra tại kết luận về chấp hành chính sách pháp luật trong công tác quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2015.

Kết luận thanh tra thể hiện, Công ty TNHH XD TM Lilama được UBND tỉnh Lào Cai cho phép thực hiện dự án nhà hàng, khách sạn ở xã Đồng Tuyển. Khi được giao đất, doanh nghiệp này tiến hành khai thác apatít trái phép, vi phạm các Điều 65 và 67 của Luật Khoáng sản năm 2010.

Theo Thanh tra Chính phủ, trên khu đất 3,77 ha này, Công ty Lilama đã khai thác và bán hơn 1,363 triệu tấn quặng apatit và thu về hơn 379 tỉ đồng. Thanh tra Chính phủ cũng xác định, trách nhiệm thuộc Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phụ trách, Giám đốc Sở TN&MT, Sở Xây dựng, thời kỳ xảy ra các sai phạm.

Đối với việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, giai đoạn từ 2008 - 2011, UBND tỉnh Lào Cai không ban hành quyết định tính hệ số quy đổi khối lượng từ quặng thành phẩm hoặc quặng tuyển ra quặng nguyên khai để tính phí bảo vệ môi trường, gây thất thoát ngân sách Nhà nước, vi phạm Nghị định số 63/2008 ngày 13/5/2008 của Chính phủ và Thông tư số 67/2008 ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành quyết định thu hồi đất tại dự án nói trên với tổng diện tích 3,77ha. Việc khởi tố các cá nhân liên quan đến Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama khiến dư luận từng nhầm tưởng doanh nghiệp này có mối quan hệ với Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng.

Tuy nhiên, ngay sau khi ông Thừa bị bắt, Lilama khẳng định Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama không có bất cứ liên quan gì với Tổng công ty này về sở hữu vốn cũng như quan hệ thương mại, sản xuất kinh doanh. Như vậy, tính tới thời điểm này, vụ án đã có tổng cộng 10 bị can bị khởi tố và bắt tạm giam.

Sông Yên

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !