Ngăn chặn rửa tiền đối với cho vay bằng phương tiện điện tử

Cho vay bằng phương tiện điện tử đem lại sự tiện dụng, hiện đại nhưng cũng khó tránh khỏi có đối tượng tận dụng phương tiện này để thực hiện hành vi rửa tiền.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã ban hành dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Đáng chú ý, dự thảo bổ sung Điều 24a về hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử. Đây là quy định mới trong quản lý hoạt động cho vay của các TCTD mà trước đây chưa từng có.

Cụ thể, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình, hồ sơ, thủ tục cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật liên quan để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.

PV Infonet có cuộc trao đổi với luật sư Mai Thảo về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực này.

Theo luật sư Mai Thảo, dự thảo thông tư mới quy định Tổ chức tín dụng cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải thực hiện quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro các quy trình nghiệp vụ được thực hiện tự động hóa, trong đó cần áp dụng các mô hình giám sát rủi ro và cảnh báo sớm để kịp thời có biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận.

{keywords}
Luật sư Mai Thảo trao đổi với PV Infonet.

Trường hợp để nhận biết và xác minh khách hàng vay vốn qua việc sử dụng các phương tiện điện tử, tổ chức tín dụng phải có biện pháp, hình thức công nghệ để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên các giấy tờ tùy thân gắn với khách hàng hoặc với dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bởi tổ chức cung ứng dịch vụ định danh và xác thực điện tử được cấp phép hoặc với thông tin tại kho dữ liệu khách hàng của tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng phải lưu giữ, bảo quản hồ sơ cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử, đảm bảo an toàn, bảo mật, được sao lưu dự phòng, đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của hồ sơ và cho phép truy cập, sử dụng khi cần thiết.

Một trong các biện pháp phòng chống rửa tiền theo Luật Phòng chống rửa tiền là hoạt động nhận biết khách hàng và cập nhật thông tin khách hàng nhằm phân loại khách hàng và xác định mức độ rủi ro liên quan đến hoạt động rửa tiền.

Như vậy, với quy định mới được đưa ra bổ sung thông tư 39/2016/TT-NHNN ngoài những quy định chặt chẽ về quy trình, quản lý còn có những yêu cầu về biện pháp nhận biết thông tin khách hàng, dữ liệu sinh trắc học gắn liền với giấy tờ tuỳ thân, dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cấp có thẩm quyền…Điều này hoàn toàn phù hợp với các quy định đối với hoạt động phòng chống rửa tiền bởi hoạt động kiểm soát nhận biết khách hàng giúp ngăn chặn được việc rửa tiền từ khách hàng.

-PV: Hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử tiềm ẩn hành vi rửa tiền như thế nào?

Luật sư: Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Cho vay bằng phương tiện điện tử được hiểu là việc lập hồ sơ, thẩm định, giải ngân cho vay qua một phương tiện được chính tổ chức tín dụng/công ty tài chính/ngân hàng cho phép. Về cơ bản đây cũng là hoạt động cho vay chỉ khác nhau về phương thức cho vay. 

Tuy nhiên, với quy định cho phép cho vay bằng phương tiện điện tử sẽ khó tránh khỏi có đối tượng tận dụng phương tiện này để thực hiện hành vi rửa tiền. Do đó, nếu quy định mới được áp dụng thì các tổ chức tín dụng cần có các biện pháp kiểm soát và nhận biết khách hàng một cách chặt chẽ để tránh được hoạt động rửa tiền xảy ra.

-Luật sư có khuyến cáo gì đối với người vay bằng phương tiện điện tử này? 

Luật sư: Cho vay bằng phương tiện điện tử trên thực tế đã tồn tại điển hình như cho vay qua app của một công ty tài chính trá hình, hoặc tín dụng đen do sự phát triển của khoa học công nghệ. Nhiều người dân cũng phải chịu những áp lực vì cách đòi nợ phi luật pháp từ đơn vị này.

Đến nay luật pháp quy định bổ sung hoạt động cho vay qua phương tiện điện tử đối với các tổ chức tín dụng có thể giúp người dân có nhiều lựa chọn hơn khi vay tiền. Tuy nhiên, để tránh gặp phải những rủi ro trong hoạt động này, người dân cần tìm hiểu về tổ chức cho vay (thương hiệu, uy tín), xác thực lại thông tin qua tổng đài hoặc chi nhánh gần nhất, đọc kỹ các quy định; điều khoản áp dụng trên phương tiện điện tử; tìm hiểu kỹ các quy định, quy trình thủ tục vay….

Như vậy, việc cho vay qua phương tiện điện tử là xu thế của thời đại 4.0 đảm bảo tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hoạt động này các tổ chức tín dụng cần có những cơ chế, hoạt động kiểm soát khách hàng, kiểm soát giao dịch nhằm tránh được những rủi ro xảy ra, phía người dân cần cẩn trọng xem xét kỹ các quy định về hoạt động này.

Tiến Anh

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !