Không để lợi dụng tiền ảo để rửa tiền, gian lận trốn thuế

Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhắc lại, tiền ảo Bitcoin, cũng như các loại giống tiền ảo khác, không phải tiền pháp quy, tiền điện tử và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp trên đất nước Việt Nam.

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 3/8/2022, trả lời câu hỏi của báo chí đề nghị cho biết có đưa tiền ảo Bitcoin vào nội dung trong sửa đổi Luật Phòng chống rửa tiền tới đây không, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, NHNN đã nghiên cứu kỹ, toàn diện về vấn đề này để đưa vào hoàn thiện Dự thảo Luật, sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhắc lại, tiền ảo Bitcoin, cũng như các loại giống tiền ảo khác, không phải tiền pháp quy, tiền điện tử và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp trên đất nước Việt Nam.

Để nhận diện những hệ lụy, rủi ro của các tổ chức, cá nhân tham gia chơi hay kinh doanh tiền ảo, ngay từ tháng 2/2014, trên cơ sở nghiên cứu quy định của các nước xác định tiền ảo như Bitcoin, NHNN đã có thông báo rộng rãi cho mọi đối tượng quan tâm đến lĩnh vực này.

Từ tháng 4/2014, NHNN đã trình Chính phủ Chỉ thị số 10, sau đó NHNN có Chỉ thị 02, chỉ thị cho các ngân hàng có các giao dịch liên quan đến Bitcoin để đảm bảo không xảy ra rủi ro, lợi dụng Bitcoin hay tiền ảo tương tự trong các hoạt động giao dịch.

{keywords}
 

Hai chỉ thị này đã đặt ra những quy định cụ thể: Các tổ chức tín dụng hay tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo cho khách hàng, do có thể phát sinh rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận trốn thuế… Đồng thời, tăng cường rà soát, báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến tiền ảo, rà soát các tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán, trao đổi tiền ảo… để có các biện pháp xử lý, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền và quản lý ngoại hối.

Và với tất cả những quá trình này, đến gần đây NHNN cũng đang tiến hành dự thảo sửa đổi Luật Phòng chống rửa tiền trên cơ sở theo khuyến nghị của các tổ chức phòng chống rửa tiền quốc tế đã đặt ra vấn đề các quốc gia cần quan tâm đến các tài sản, sản phẩm công nghệ trong lĩnh vực tài chính để đảm bảo quản lý chặt chẽ, không bị lợi dụng để rửa tiền, tài trợ khủng bố hay các hoạt động phi pháp khác…

Trong việc sửa luật, NHNN đã nghiên cứu, dự thảo quy định điều khoản mang tính chất khung của Luật Phòng chống rửa tiền sửa đổi, trên cơ sở quy định khung này sẽ có những quy định cụ thể cho các sản phẩm tài chính hiện nay sử dụng công nghệ như Bitcoin, tiền ảo… Kể cả trong xu hướng phát triển công nghệ, tương lai có sinh ra sản phẩm khác nữa thì cũng sẽ được xử lý linh hoạt sau khi Luật này được ban hành và Chính phủ có các văn bản dưới luật như nghị định, các quy định về hành vi này để đảm bảo làm sao ngăn chặn, phòng chống rửa tiền, gian lận trốn thuế, hay thậm chí sử dụng những tài sản này dưới dạng biếu tặng có tính chất tham nhũng, hối lộ.

“Đây là vấn đề chủng tôi đang rất quan tâm”, Phó Thống đốc khẳng định.

Trước đó, tháng 6/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 942/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Thủ tướng nêu một số nhiệm vụ nhằm nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn ưu tiên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế, có thể đi tắt đón đầu cũng như có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data) tạo điều kiện ứng dụng các công nghệ số tiên tiến trong triển khai Chính phủ số. Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, phát triển các ứng dụng công nghệ mới cho Chính phủ số.

Bộ Tài chính cho biết đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

Ngân Giang

Luật sửa đổi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết

Theo luật sư, Luật sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ… Luật đã sửa đổi theo hướng tách các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ trong từng lĩnh vực thành các điều riêng...

Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi bám sát với chủ trương của nhà nước

Về cơ bản luật sư tán thành và đánh giá cao Luật phòng, chống rửa tiền sửa đổi. Vì Luật phòng chống rửa tiền sửa đổi đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống rửa tiền.

Phòng, chống rửa tiền xuyên quốc gia: Bảo đảm nguyên tắc "có đi có lại", cùng có lợi

Dựa vào điểm mới này, có thể thấy rõ sự cần thiết trong việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin giữa Việt Nam và quốc tế rất quan trọng. Thể hiện rõ sự hợp tác chặt chẽ, có lợi cho các bên trong việc phòng, chống rửa tiền.

Luật phòng, chống rửa tiền quy định cụ thể, rõ ràng hơn về đối tượng khách hàng

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 đã quy định cụ thể chi tiết về thông tin của khách hàng một cách cặn kẽ và rõ ràng. Phù hợp với thực tiễn cũng như các quy định liên quan đến cư trú, quốc tịch…

Luật Phòng chống rửa tiền năm 2022: Kiểm soát các trung gian thanh toán là cần thiết

Trong một thập kỷ vừa qua, thực tiễn đã ghi nhận rằng các hình thức thanh toán qua trung gian tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, tiềm ẩn khả năng rất lớn cho tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền và khẩn thiết phải có các quy định điều chỉnh

Vì sao Luật phòng chống rửa tiền phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro?

Theo luật sư, việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro sẽ giúp cho người dân nhận biết cá nhân mình đang ở mức độ rủi ro như thế nào để từ đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền…

Nỗ lực phòng, chống rửa tiền ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ

Những tác động tiêu cực của nạn rửa tiền không chỉ xảy đến đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là lý do khiến nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Vai trò của các tổ chức tài chính trong hoạt động PCRT động vật hoang dã

Tổ chức tài chính là một kênh phổ biến được sử dụng để rửa tiền từ các khoản thu trái phép buôn bán động vật hoang dã.

Đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền trong Luật mới

Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số hoạt động có tiềm ẩn rủi ro như cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, dịch vụ tài sản ảo, hoạt động dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022: Giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bổ sung nhiều nội dung mới so với luật cũ, trong đó có sửa đổi các dấu hiệu để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !