Hà Nội tăng cường các giải pháp chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm

Hà Nội hiện có tổng đàn gia cầm đứng top đầu cả nước khoảng 31 triệu con, có chợ buôn bán gia cầm sống lớn nhất khu vực Phía Bắc nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở gia cầm, nhất là cúm gia cầm tại Hà Nội rất cao.


Vào đầu tháng 5/2020, một ổ dịch cúm gia cầm H5N6 xuất hiện ở xã Viên An, huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, UBND huyện yêu cầu UBND xã Viên An khẩn trương tổ chức tiêu hủy toàn bộ số gia cầm, không để dịch lây lan.

Hà Nội hiện có tổng đàn gia cầm đứng top đầu cả nước khoảng 31 triệu con, có chợ Hà Vĩ (huyện Thường Tín) là chợ buôn bán gia cầm sống lớn nhất khu vực phía Bắc. Mỗi ngày, số lượng gia cầm ở khắp các tỉnh thành trên địa bàn cả nước đổ về rất nhiều. 

Mặc dù chăn nuôi gia cầm ở Hà Nội có số lượng lớn song phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ nên kéo theo hệ lụy là giết mổ nhỏ lẻ, trên địa bàn thành phố hiện có tới 456 cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ. Hơn nữa do tập quán vẫn sử dụng gà tươi nên ở các chợ truyền thống, chợ trong khu vực nội thành còn nhiều trường hợp giết mổ ngay tại nơi bàn làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường..., đặc biệt là nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở gia cầm, nhất là cúm gia cầm tại Hà Nội rất cao.

{keywords}
Người chăn nuôi cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn gia cầm, trong đó có vắc xin cúm gia cầm (cúm A/H5N1).

Để chủ động phòng chống bệnh cúm gia cầm, Hà Nội đã và đang tăng cường các giải pháp để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm.

Trước hết là sự chủ động phòng chống dịch bệnh từ phía người dân, người chăn nuôi. Theo đó, người chăn nuôi cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn gia cầm, trong đó có vắc xin cúm gia cầm (cúm A/H5N1). Đây là giải pháp quan trọng nhằm tạo miễn dịch chủ động để phòng chống bệnh cúm gia cầm. 

Đồng thời người chăn nuôi phải khử trủng tiêu độc chuồng nuôi, môi trường xung quanh, đây là một trong những giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn mầm bệnh, xử lý ngăn chặn mầm bệnh. 

Đối với các hộ kinh doanh gia cầm sống tại các chợ, cần thực hiện nghiêm những quy định của địa phương trong việc mua bán tại một khu vực riêng trong chợ, tránh việc ngồi buôn bán ở những nơi không đúng quy định để đảm bảo việc khử trùng tiêu độc khu vực bán đúng quy định của địa phương, ban quản lý chợ. Giải pháp này vừa thuận lợi cho người mua bán mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và vừa đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh.

Đối với các chợ lớn như chợ Hà Vĩ (Thường Tín), chợ Hải Bối (Đông Anh), cần thực hiện nghiêm việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ của cơ quan thú y để đảm bảo việc dự báo, kịp thời phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh. Trường hợp khi có dịch bệnh xảy ra chấp hành nghiêm việc đóng cửa chợ trong một thời gian ngắn để thực hiện việc tiêu độc khử trùng toàn khu vực ngặn chặn mầm bệnh phát sinh phát triển. Khi có gia cầm ốm, chết, biều hiện không bình thường cần thực hiện tốt việc tiêu độc và xử lý gia cầm chết theo quy định.

Kiểm soát giết mổ gia cầm, thủy cầm, trên địa bàn Thành phố hiện đang tập trung xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, hạn chế giết mổ nhỏ lẻ để đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh. Các doanh nghiệp và người chăn nuôi cần có sự phối hợp liên kết để xây dựng các lò giết mổ gia cầm tập trung để kiểm soát nguồn gốc và tình hình dịch bệnh của gia cầm giết mổ, áp dụng dây chuyền giết mổ tự động và đóng gói sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ. Đây cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn dịch bệnh góp phần xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phầm.

Đổi mới phương thức chăn nuôi, một trong những giải pháp lâu dài vừa để đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và chăn nuôi có hiệu quả bền vững. Chăn nuôi tập trung, trang trại, cách xa khu dân cư theo qui trình chăn nuôi khép kín là điều kiện hàng đầu trong phòng bệnh.

Khi phát hiện gia cầm có biểu hiện triệu chứng không bình thường như bỏ ăn, ủ rũ, đứng tụm một góc chuồng cần báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở và chính quyền địa phương để kịp thời có giải pháp phòng chống dịch bệnh tại gia đình và khu vực xung quanh.

Trường hợp có gia cầm chết phải thực hiện nghiêm việc tiêu hủy gia cầm chết, tuyệt đối không được vứt xác chết ra môi trường. Đồng thời tiến hành ngay việc xử lý môi trường trong khu vực chăn nuôi để ngăn chặn dịch bệnh.

Bệnh cúm gia cầm, nhất là Cúm A/H7N9 còn có khả năng lây sang người nên cần chủ động phòng chống bệnh lây sang người, khi tham gia chăn nuôi cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ, kính bảo hộ mắt, ủng ….

Với người tiêu dùng hạn chế tiếp xúc với gia cầm có biểu hiện bệnh, gia cầm chết, hạn chế mua gia cầm sống tự giết mổ, tốt nhất nên mua gia cầm đã giết mổ từ các cơ sở giết mổ chuyên nghiệp qua kiểm dịch thú y, được đóng gói bảo quản có ghi rõ nơi giết mổ và hạn sử dụng. Chỉ ăn gia cầm và sản phẩm gia cầm đã nấu chín, không ăn tiết canh, trứng sống, lưu ý vệ sinh cá nhân trước khi sử dụng sản phẩm gia cầm nhất là gia cầm sống.

 Hải Yến

Quảng Ninh: Gần 1000 con gà nhiễm virus cúm gia cầm H5N6

Ngày 18/12, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã công bố ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại một hộ gia đình ở thôn 7, xã Sông Khoai và thực hiện tiêu hủy gần 1000 con gà bị nhiễm virus cúm gia cầm.

Nghệ An: Năm 2020 xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, năm 2020, tỉnh Nghệ An xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm tại 4 huyện là Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai, số gia cầm buộc phải tiêu hủy 12.633 con.

Cảnh báo nguy cơ cao dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát cuối năm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chỉ thị gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp cuối năm.

Khánh Hòa tổng vệ sinh, tiêu độc môi trường chăn nuôi phòng chống dịch cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Khánh Hòa, sau đợt mưa lũ, các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó có dịch bệnh cúm gia cầm.

Nghệ An: Dịch cúm gia cầm tái phát, xã Diễn Trung tiêu hủy hơn 6 tấn gà

Gần 5000 con gà của 2 trại gà ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) tiếp tục được phát hiện nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6 buộc cơ quan chức năng phải tiêu hủy tổng số hơn 6 tấn gà.

Long An kiên quyết không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trên địa bàn, tỉnh Long An quyết tâm không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng.

Gà chết vứt ở ven biển Nghệ An dương tính với dịch cúm gia cầm H5N6

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, hàng chục bao gà chết vứt dọc bờ biển huyện Diễn Châu là gà nhiễm dịch cúm gia cầm H5N6.

Nghệ An: Hàng chục bao tải gà chết vứt la liệt trên bờ biển

Một lượng lớn gà chết được đựng trong hàng chục bao tải vứt rải rác dọc tuyến bờ ven biển ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) được người dân địa phương phát hiện.

Long An: Phát hiện thêm một ổ dịch cúm A H5N6 ở Cần Đước

Phát hiện gà chết bất thường, gia đình ông Đặng Phú Thạnh, ngụ ấp 3, xã Long Cang (Cần Đước, Long An) đã báo với chính quyền. Sau khi xét nghiệm với kết quả, đàn già đã nhiễm cúm A H5N6.

Bắc Giang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đối với gà ở Yên Thế

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà tại huyện Yên Thế (Bắc Giang) nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng.

Đang cập nhật dữ liệu !