Đồng Tháp lo nguy cơ tái bùng phát dịch cúm gia cầm

Một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xuất hiện tại xã An Nhơn, huyện Châu Thành vào cuối tháng 4/2020 cảnh báo nguy cơ tái bùng phát dịch cúm ở Đồng Tháp là rất cao.

Ngày 29/4, Chi cục Thú y vùng VII đã có thông báo về kết quả xét nghiệm dịch cúm gia cầm A/H5N1 của 1 hộ gia đình ấp An Thạnh, xã An Nhơn, huyện Châu Thành. Theo đó, ổ dịch cúm gia cầm của gia đình trên có kết quả dương tính với virus cúm A/H5N. Kết quả này đã ghi nhận ổ dịch cúm A/H5N1 xuất hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và chỉ báo nguy cơ tái bùng phát dịch cúm trên địa bàn Tỉnh là rất cao.

Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng, ngày 4/5, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành công văn yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung triển khai các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch cúm gia cầm và ngăn chặn các chủng vi rút cúm nguy hiểm khác xâm nhập vào địa bàn tỉnh.

{keywords}
Đồng Tháp lo nguy cơ tái bùng phát dịch cúm gia cầm (ảnh minh họa)

UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu UBND cấp huyện chỉ đạo cấp xã, ấp/khóm chủ động áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo quy định; chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện xây dựng và triển khai kế hoạch chủ động phòng, chống dịch.

Ngoài ra cần bố trí lực lượng thống kê, giám sát chặt chẽ tổng đàn gia cầm trên địa bàn; tổ chức rà soát về nhân lực, vật tư, kinh phí nhằm ứng phó kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra, không để dịch bệnh lây lan rộng và lây cho người.

UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, UBND cấp xã triển khai thực hiện công tác tiêu độc khử trùng và tiêm phòng bao vây ổ dịch; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai các hoạt động giám sát chủ động lưu hành vi rút để cảnh báo và làm cơ sở chỉ đạo chống dịch, phát hiện kịp thời sự xâm nhiễm của chủng virus cúm A/H5N1 và các chủng virus cúm khác để xử lý. Đồng thời kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và cảnh báo cộng đồng.

Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu cơ sở, người chăn nuôi chấp hành đăng ký chăn nuôi và khai báo dịch bệnh với Uỷ ban nhân dân cấp xã; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn gia cầm theo quy định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đăng ký chăn nuôi, tiêm phòng định kỳ, vệ sinh tiêu độc, khử trùng và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm. Triển khai thực hiện kế hoạch tiêm phòng; phòng, chống dịch bệnh; chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra về phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trước đó, vào tháng 2/2020, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ động phối hợp với các ngành liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đăng ký chăn nuôi, tiêm phòng định kỳ, vệ sinh tiêu độc, khử trùng và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm. Bên cạnh đó, cần triển khai thực hiện kế hoạch tiêm phòng; phòng, chống dịch bệnh đợt 1/2020; chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra về phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) tỉnh, để công tác phòng chống dịch cúm gia cầm đạt hiệu quả, người dân và người nuôi gia cầm cần chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gia cầm chu đáo nhằm tăng sức đề kháng cho gia cầm chống chịu được các yếu tố bất lợi từ bên ngoài.

Ngoài ra cần tiêm phòng đầy đủ vắc-xin cúm và các loại vắc-xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác cho gia cầm. Thực hiện nghiêm việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ (ít nhất 2 lần/tuần). Đồng thời áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi như: không cho người lạ, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; phải trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với gia cầm (mang găng tay, khẩu trang, ủng…) vừa bảo vệ cho mình và cho gia cầm; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng các thiết bị chăn nuôi; che chắn chuồng trại kỹ lưỡng không để chim, chuột và các loài vật khác như chó, mèo tiếp xúc với gia cầm.

Khi phát hiện gia cầm có hiện tượng chết bất thường người chăn nuôi cần báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc nhân viên thú y, cơ quan thú y gần nhất để được kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời. Người dân không nên mua bán, vận chuyển, giết mổ, gia cầm bệnh, chết. Luôn chọn mua gia cầm, sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc đã được kiểm dịch của cơ quan thú y và luôn nấu chín kỹ sản phẩm gia cầm trước khi sử dụng.

Hải Yến

Quảng Ninh: Gần 1000 con gà nhiễm virus cúm gia cầm H5N6

Ngày 18/12, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã công bố ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại một hộ gia đình ở thôn 7, xã Sông Khoai và thực hiện tiêu hủy gần 1000 con gà bị nhiễm virus cúm gia cầm.

Nghệ An: Năm 2020 xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, năm 2020, tỉnh Nghệ An xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm tại 4 huyện là Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai, số gia cầm buộc phải tiêu hủy 12.633 con.

Cảnh báo nguy cơ cao dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát cuối năm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chỉ thị gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp cuối năm.

Khánh Hòa tổng vệ sinh, tiêu độc môi trường chăn nuôi phòng chống dịch cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Khánh Hòa, sau đợt mưa lũ, các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó có dịch bệnh cúm gia cầm.

Nghệ An: Dịch cúm gia cầm tái phát, xã Diễn Trung tiêu hủy hơn 6 tấn gà

Gần 5000 con gà của 2 trại gà ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) tiếp tục được phát hiện nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6 buộc cơ quan chức năng phải tiêu hủy tổng số hơn 6 tấn gà.

Long An kiên quyết không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trên địa bàn, tỉnh Long An quyết tâm không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng.

Gà chết vứt ở ven biển Nghệ An dương tính với dịch cúm gia cầm H5N6

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, hàng chục bao gà chết vứt dọc bờ biển huyện Diễn Châu là gà nhiễm dịch cúm gia cầm H5N6.

Nghệ An: Hàng chục bao tải gà chết vứt la liệt trên bờ biển

Một lượng lớn gà chết được đựng trong hàng chục bao tải vứt rải rác dọc tuyến bờ ven biển ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) được người dân địa phương phát hiện.

Long An: Phát hiện thêm một ổ dịch cúm A H5N6 ở Cần Đước

Phát hiện gà chết bất thường, gia đình ông Đặng Phú Thạnh, ngụ ấp 3, xã Long Cang (Cần Đước, Long An) đã báo với chính quyền. Sau khi xét nghiệm với kết quả, đàn già đã nhiễm cúm A H5N6.

Bắc Giang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đối với gà ở Yên Thế

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà tại huyện Yên Thế (Bắc Giang) nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng.

Đang cập nhật dữ liệu !