Tin lời người lạ rủ 'muốn có tiền thì đi với chị', người phụ nữ Khơ Mú 'dính bẫy' bọn buôn người

Trên đường đi chợ huyện, một người đàn bà lạ rủ Lữ Thị Hà “muốn có tiền thì đi với chị”, người phụ nữ Khơ Mú tin và đi theo ngay mà không biết chuỗi ngày đen tối đang đợi phía trước.

Ở bản nghèo Chằm Puông (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) với 100% đồng bào Khơ Mú, chủ yếu thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, hiện có không ít chị em bị dụ dỗ, lừa bán với nhiều chiêu thức khác nhau.

Gặp chúng tôi sau một năm được trở về nhà an toàn, khi nhắc về những tháng ngày phiêu bạt nơi đất khách, gương mặt người phụ nữ dân tộc Lữ Thị Hà (bản Chằm Puông) vẫn chưa hết những nét sợ sệt, nếp nhăn hằn lên trên gương mặt khắc khổ.

{keywords}
Chị Lữ Thị Hà bên ngôi nhà không có vật dụng gì đáng giá.

Người phụ nữ dân tộc này thật thà chia sẻ chị rất lo khi 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Trong nhà không một vật dụng có giá trị, chính vì thế mà gần một năm trước, khi gặp một người phụ nữ lạ  trên đường đi chợ huyện nói “muốn có tiền thì đi với chị, đi làm ăn xa mới có nhiều tiền”, không mảy may suy tính, chị Hà tin và đi theo. Chỉ đến khi bị Công an Cao Bằng bắt giữ những người đưa chị đi thì Lữ Thị Hà mới biết mình bị lừa bán.

 “Về đến nhà vui nhưng cũng buồn và lo lắm, nhà không có gì, nghèo lắm, chỉ làm rẫy nuôi con gà con lợn thôi. Gia đình khó khăn, công việc không có”, Lữ Thị Hà bộc bạch.

Chị Lô Thị Chi, Chủ tịch Hội LHPN xã Lượng Minh (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) cho biết, tổng số hội viên của Lượng Minh là 1.838 hội viên và 13 người trong số này đi làm ăn xa không có địa chỉ.

Do do trình độ hạn chế, hội viên Hội phụ nữ xã Lượng Minh thường xuyên bị dụ dỗ, do hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn, nghe lời ngon ngọt của các đối tượng chuyên đi lừa, khi có công an báo về mới biết hội viên mình bị lừa bán.

Trước thực trạng đó, cùng với sự hỗ trợ Tổ chức di cư quốc tế IOM các cấp Hội Phụ nữ Nghệ An đã đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, góp phần phòng ngừa từ gốc nạn mua bán người. Nhiều hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng, chống mua bán người phù hợp tình hình thực tế tại địa phương đã được triển khai. 

{keywords}
Chị Hà tham gia buổi truyền thông "Di cư an toàn và phòng chống mua bán người, mua bán bào thai" với tư cách từng là nạn nhân của buôn bán người.

Trước đây nếu có họp xóm, bản, hầu như chỉ có chồng chị Lữ Thị Hà tham gia. Các buổi sinh hoạt phụ nữ thì cũng thỉnh thoảng chị mới có mặt. Không được học cao lại không được tham gia các buổi sinh hoạt tại thôn bản, người phụ nữ dân tộc Khơ mú hầu như không biết gì ngoài xã hội.

Sau những tháng ngày lưu lạc xứ người được trở về, ngày 13-14/10/2021, lần đầu tiên chị tham gia buổi truyền thông “Di cư an toàn và phòng chống mua bán người, mua bán bào thai” tại bản do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Ban Dân vận và Công an huyện tổ chức.

Cũng chính từ buổi truyền thông này mà chị học hỏi thêm nhiều điều. Sau buổi truyền thông, Lữ Thị Hà cho biết chị nhận ra được nhiều bài học cho bản thân và gia đình như: không tin người lạ nếu tự dưng họ tốt, họ hứa đưa mình đi xa để kiếm nhiều tiền.

“Tôi cũng biết được là nếu biết bị lừa thì vào đâu kêu cứu để được cứu giúp. Giờ tôi động viên con học để sau này đỡ khổ, và cũng không nghe ai hứa kiếm nhiều tiền khi mà không học hành chi”, chị Hà hào hứng hơn khi nói về những điều mình biết được, hiểu được sau khi dự buổi truyền thông.

Theo chia sẻ của Chủ tịch Hội LHPN xã Lượng Minh, thời gian tới Hội phụ nữ xã sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động các hội viên đã bị bán đi tuyên truyền kể chuyện câu chuyện mình gặp phải để góp phần hạn chế và tiến tới mục tiêu không còn nạn mua bán người không xảy ra ở Lượng Minh nữa. Chỉ có như vậy thì bản thân các hội viên nghe được mới tin và không bị lừa nữa.

N. Huyền - Ngân Huyền 

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !