Phát động hưởng ứng 'Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người' tại huyện biên giới Quảng Trị

Nạn nhân của vấn nạn mua bán người đa phần là phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số ở biên giới. Do đó, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và các hoạt động thiết thực tại các xã/huyện biên giới có ý nghĩa rất quan trọng.

Quảng Trị là tỉnh có đường biên giới với nước ngoài khá dài nên có nguy cơ cao về loại hình tội phạm này. Chính vì vậy, thời gian qua, các cấp Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã tích cực phối hợp với ngành Công an triển khai các biện pháp phòng, chống mua bán người chặt chẽ, hiệu quả thông qua việc ký kết và triển khai thực hiện các nghị quyết liên tịch, kế hoạch, chương trình hoạt động; tập trung công tác tuyên truyền, giáo dục tại cộng đồng, thực hiện các hoạt động an toàn cho phụ nữ và trẻ em; xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đẩy mạnh phát triển KT-XH, các hoạt động hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có kiến thức, kỹ năng để phòng, tránh cho bản thân và cho cộng động về mua bán người; kịp thời phát hiện, nhân rộng các mô hình phòng, chống có hiệu quả nạn mua bán người….

{keywords}
Hội LHPN tỉnh Quảng Trị hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người năm 2020".

Hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7", Hội LHPN tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công an tỉnh, UBND huyện Hướng Hóa tổ chức lễ phát động tại xã Lìa nhằm thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng mua bán người, tiến tới giảm thiểu, hạn chế, đẩy lùi tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Tại Lễ phát động, các đại biểu đã ký cam kết phòng chống mua bán người, cùng chung tay hành động ngăn chặn và loại trừ tội phạm mua bán người; đồng thời tham gia diễu hành cổ động qua các tuyến đường của xã Lìa, huyện Hướng Hóa để kêu gọi người dân hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng chống mua bán người năm 2020".

Dịp này, Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN các huyện, thị xã đã trao 2 con bò và 53 suất quà trị giá 36 triệu đồng tặng cho hội viên phụ nữ các xã biên giới nhằm tiếp sức cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần giảm bớt nguy cơ rơi vào "cạm bẫy" của tội phạm buôn người.

* Ở khu vực miền Trung, Nghệ An là một trong những tỉnh được xác định là địa bàn trọng điểm về mua bán người, chủ yếu là mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới. Giai đoạn 2016- 2020, lực lượng công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện, bắt giữ 67 vụ, 113 đối tượng liên quan đến tội phạm mua bán người; phát hiện, xử lý 3 vụ, 6 đối tượng có hành vi liên quan đến mua bán bào thai.

Nhằm tăng cường hỗ trợ phụ nữ và trẻ em tránh nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, Hội LHPN tỉnh Nghệ An đã phối hợp với một tổ chức quốc tế thành lập Đội phản ứng nhanh nhằm giúp việc nắm bắt thông tin tình hình và xử lý các vụ bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục tại địa phương một cách nhanh nhất, từ đó có các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ nạn nhân phù hợp góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em.

P.Liên

Cảnh sát hình sự vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng buôn bán người

Cảnh sát hình sự vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng buôn bán người

Lợi dụng khó khăn về kinh tế, sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác hoặc tục lệ cưới hỏi của đồng bào dân tộc ít người, các đối tượng phạm tội dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ để lừa phụ nữ, trẻ em...

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !