Hà Nội hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”

Nạn mua bán người, đặc biệt là nạn mua bán phụ nữ và trẻ em ở nước ta và trên địa bàn TP Hà Nội đang diễn ra phức tạp .Tỉ lệ phụ nữ và trẻ em chiếm hơn 70% số nạn nhân mua bán người được phát hiện.

Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2016-2020 về “Truyền thông phòng, chống mua bán người tại cộng đồng”, Hội Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức chùm hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người – 30/7” tại xã Đông Quang (huyện Ba Vì) và phường Biên Giang (quận Hà Đông); Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống mua bán người, dấu hiệu nhận biết hành vi tội phạm mua bán người tại quận Đống Đa, các huyện Phú Xuyên và Chương Mỹ.

Phát động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người – 30/7”, bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội nhấn mạnh: Nạn mua bán người, đặc biệt là nạn mua bán phụ nữ và trẻ em ở nước ta và trên địa bàn TP Hà Nội đang diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, xâm hại nghiêm trọng quyền con người, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội, nhiều vụ việc mua bán phụ nữ, trẻ em đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề đến sức khỏe, tinh thần, tính mạng của nạn nhân.

{keywords}
Sau các buổi truyền thông, cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia hoạt động tuyên truyền cổ động hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người" tại các khu dân cư. (Ảnh: Hội LHPN Hà Nội) 

Với chức năng của tổ chức Hội là đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, bà Thủy đề nghị các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thông tin kịp thời về tình hình, phương thức, cách thức hoạt động, thủ đoạn lừa gạt của bọn tội phạm mua bán người nhằm giúp chị em đề cao cảnh giác đối với loại tội phạm này, chủ động phòng ngừa và có ý thức trách nhiệm trong vấn đề tố giác tội phạm.

Qua các buổi truyền thông, tuyền truyền hội viên phụ nữ cũng được nghe các báo cáo viên đại diện cho Công an Thành phố, Công an quận, huyện tuyên truyền các kiến thức pháp luật liên quan đến phòng, chống mua bán người và những dấu hiệu, hành vi của tội phạm mua bán người để nhân dân biết và chủ động phòng tránh.

Phát biểu tại lễ khai mạc Lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” năm 2020, bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: Tỉ lệ phụ nữ và trẻ em chiếm hơn 70% số nạn nhân mua bán người được phát hiện và họ cũng là nhóm người bị ảnh hưởng tiêu cực nhất trong đại dịch. Các cuộc suy thoái trước đây cho thấy phụ nữ thường gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm kiếm việc làm sau khủng hoảng, vì vậy đây là thời điểm cần hết sức cảnh giác.

Theo thống kê của Bộ Công an, ở Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2020, trên cả nước phát hiện 60 vụ mua bán người, liên quan đến 85 người, lừa bán 90 nạn nhân (giảm 31,5% số vụ, tăng 40% số đối tượng và giảm 39,7% số nạn nhân so với cùng kỳ 2019), nạn nhân đa số là phụ nữ và trẻ em.

P.Liên

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !