Bộ CA - Bộ TTTT nhắn tin, nhắc người dân tham gia phòng, chống mua bán người

Mới đây, Bộ Công an - Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi tin nhắn đến các thuê bao di động trên cả nước đang hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống mua bán người trong năm 2020.

Thực hiện Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 10/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 06/KH-BCĐ ngày 08/01/2020 và Kế hoạch số 162/BCĐ ngày 08/4/2020 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138/CP) chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người 30/7” và “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7” năm 2020.

Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm mua bán người, Bộ Công an đã có công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông thông qua công tác quản lý nhà nước chỉ đạo bộ phận chức năng hỗ trợ Bộ Công an gửi tin nhắn truyền thông đến các thuê bao di động trên cả nước đang hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống mua bán người trong năm 2020.

Đối tượng được nhắn tin là tất cả các thuê bao di động đang hoạt động 02 chiều tại thời điểm nhắn tin.

Tin nhắn có nội dung: "Hãy tích cực tham gia phòng, chống mua bán người và đưa người di cư trái phép. Khi phát hiện dấu hiệu liên quan, hãy thông báo ngay đến cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc trực ban Cục Cảnh sát hình sự, điện thoại 069.2348560 hoặc Tổng đài quốc gia 111 để được hướng dẫn kịp thời."

{keywords}
Tin nhắn của Bộ CA - Bộ TTTT nhắc người dân tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.

Rất nhiều thuê bao di động đã nhận được tin nhắn của Bộ Công an - Bộ Thông tin truyền thông (BoCA-BoTTTT) có nội dung như trên. Nhiều người nhận được tin nhắn đánh giá rất tích cực nội dung này.

Trong những năm gần đây, tội phạm mua bán người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn ra phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến những quyền cơ bản nhất của con người, tác động tiêu cực đến nhiều mặt đời sống kinh tế-xã hội.

Mua bán người là tội phạm có nguồn thu nhập bất hợp pháp cao thứ ba trên thế giới, sau ma túy và mua bán vũ khí. Nạn nhân của mua bán người phải chịu những tổn thất rất to lớn về tâm sinh lý. Họ bị bóc lột, lạm dụng, có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, gia đình họ bị đe dọa... Hậu quả không dừng lại ở cá nhân nạn nhân và gia đình, mà còn ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, đạo đức xã hội, tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

6 tháng đầu năm 2020, toàn quốc phát hiện 60 vụ, liên quan đến 85 đối tượng, lừa bán 90 nạn nhân (giảm 31,5% số vụ, tăng 40% số đối tượng và giảm 39,7% số nạn nhân so với cùng kỳ 2019), nạn nhân đa số là phụ nữ và trẻ em.

Người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác để tự phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện sớm các hành vi phạm tội mua bán người. Bên cạnh đó, người dân cần chủ động trang bị kiến thức về thủ đoạn của tội phạm, kỹ năng di cư an toàn, chỉ di cư khi có đủ thông tin. Đặc biệt, đối với phụ nữ, trẻ em gái cần thận trọng khi làm quen, tiếp xúc, quan hệ trên mạng xã hội. Các gia đình có con em đang ở độ tuổi vị thành niên cần chú ý quản lý việc sử dụng điện thoại, internet của các cháu và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để quản lý, giáo dục con kịp thời.

P.Liên

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !