Tự chủ tài chính cho BQL Rừng phòng hộ

Tự chủ tài chính cho Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ hiện vẫn còn là một thách thức đối với các BQL hiện nay.

Nếu không có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, sẽ không có cơ sở xác định được chi phí, giá dịch vụ, không có cơ sở khoa học làm căn cứ giao dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị.

Tại Hội thảo “Chính sách, đầu tư và quản lý bền vững cho hệ thống rừng phòng hộ Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội, Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Ly, một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, cho biết, đơn vị được giao quản lý tổng diện tích đất Lâm nghiệp là 15.738,49 ha (Phòng hộ 5.379,90 ha, sản xuất 10.358,59 ha trong đó đất có rừng 12.623 ha), toàn bộ lâm phần của đơn vị nằm trong khu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng, thuộc lưu vực sông Sê San, hệ thống sông có nhiều thủy điện lớn trên khu vực Bắc Tây Nguyên như (Thủy điện Ia Ly, Thủy điện Sê San 3, thủy điện Sê San 3A và thủy điện Sê San 4 và 4A).

Để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, hàng năm BQL được UBND tỉnh Gia Lai, giao cho đơn vị 22 biên chế. Các nguồn tài chính để đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng hàng năm bao gồm: Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp 2,995 tỷ đồng  triệu đồng; Nguồn thu Dịch vụ môi trường rừng 4,684 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng không ổn định thay đổi theo từng năm.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Hiên tại BQL rừng phòng hộ Ia Ly là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ do Ngân sách nhà nước đảm bảo 100% kinh phí hoạt động.

Theo BQL, để tiến hành lộ trình tự chủ tài chính, đơn vị chưa có nguồn kinh phí để thực hiện. Hiện nay đơn vị chỉ có nguồn thu duy nhất là nguồn cung ứng Dịch vụ môi trường rừng (khoản thu này hàng năm chi trên 50% cho các hộ, cộng đồng nhận khoán quản lý bảo vệ rừng) trong khi đó nhu cầu kinh phí để đảm bảo cho hoạt động của bộ máy và đầu tư phát triển rừng là rất lớn.

Việc thu hút các nguồn lực tài chính xã hội hóa như (liên doanh liên kết, cho thuê môi trường rừng,…) gặp nhiều khó khăn. Do đó khó tạo ra được một cơ chế tài chính bền vững để tăng cường cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Bên cạnh đó là vấn đề thiếu đồng bộ trong các hoạt động quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác. Việc rà soát, bổ sung, xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho các dịch vụ sự nghiệp công chưa hoàn chỉnh.

Do đó, nếu không có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, sẽ không có cơ sở xác định được chi phí, giá dịch vụ, không có cơ sở khoa học làm căn cứ giao dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị. Các cơ quan quản lý tài chính không thể giao dự toán ngân sách nhà nước, giao nhiệm vụ, đặt hàng đối với các nội dung chi không thường xuyên, các nhiệm vụ đặc thù bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn, cứu hộ, điều tra, thống kê….cho các Ban quản lý rừng.

 Ngân Giang

Quảng Trị phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định về việc giao vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

TP. HCM: Hơn 30 tổ chức tôn giáo ký kết tham gia bảo vệ môi trường

TP. HCM phấn đấu đến hết năm 2026 sẽ có 100% các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức Tôn giáo... được tiếp cận thông tin về bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH); tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH.

Lào Cai duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2022 đạt khá, đạt 9,02%, cao hơn 3,57 điểm % so với năm 2021; xếp thứ 4/14 tỉnh trong vùng và 26/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so năm 2021.

Phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về xuất khẩu

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh theo theo hướng tăng trưởng xanh

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín dụng chính sách xã hội tạo việc làm cho hơn 867 nghìn lao động

Năm 2023, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo hướng tới mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì mức giảm 1-1,5%/năm

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường tại Long An

Năm 2023, UBND tỉnh Long An yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị, địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Hỗ trợ 73 ngôi nhà chống bão, lụt cho người nghèo Quảng Bình

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình và tổ chức World Share vừa bàn giao thêm 73 nhà an toàn chống chịu bão, lụt cho các hộ dân nghèo và cận nghèo.

Đắk Nông khuyến khích giảm nghèo bền vững

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn.

Mỹ Đức (Hà Nội): Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy rừng

Ngày 28/12/2022, UBND xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng huy động nhiều lực lượng tham gia

Đang cập nhật dữ liệu !