Hiệu quả từ Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười

Tân Phước là huyện vùng Đồng Tháp Mười duy nhất của tỉnh Tiền Giang, vùng đất tuy nhiễm phèn nặng và hoang hóa ngàn đời nhưng đất đai không kém màu mỡ, phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Những năm gần đây thực hiện chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, Tân Phước quan tâm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhân rộng những mô hình làm ăn kinh tế, giúp nông dân làm giàu và nông nghiệp, nông thôn ngày càng đổi mới, đi lên đẹp giàu.

Huyện Tân Phước đã xây dựng và triển khai kế hoạch tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với phát huy tiềm năng và thế mạnh về cây, con đặc trưng, thích nghi thổ nhưỡng vùng Đồng Tháp Mười, tạo vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu cao, cụ thể trên hai lĩnh vực chính là trồng trọt và chăn nuôi với 04 ngành hàng chủ lực: Lúa gạo, trái cây (khóm và thanh long), rau màu và chăn nuôi.

{keywords}
Hiệu quả từ Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười

Để đạt hiệu quả tái cơ cấu nền nông nghiệp huyện vùng Đồng Tháp Mười, 5 năm qua, Tân Phước đầu tư trên 23,3 tỷ đồng nạo vét kênh mương, hoàn chỉnh cống bọng, gia cố và nâng cấp mạng lưới đê bao ngăn lũ và triều cường bảo vệ các vùng chuyên canh; hình thành 134 ô đê bao ngăn lũ, tổng chiều dài đê bao 134km cùng hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lưới quốc gia hoàn thiện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Huyện cũng lắp đặt hàng chục trạm bơm điện bơm tát chống hạn, tiêu úng hàng năm, phòng, chống thiên tai phục vụ trên 24.400 ha đất sản xuất. Nhờ vậy, hình thành vùng trồng lúa năng suất cao gần 6.600 ha, vùng chuyên canh khóm trên 15.000 ha, hàng ngàn ha thanh long, trên 1.500 ha đất trồng màu thực phẩm và màu lương thực. Ngành chăn nuôi khá phát triển với tổng đàn lợn 21.000 con, đàn gia cầm 700.000 con, đàn bò 2.600 con. Huyện quy hoạch 01 khu chăn nuôi 200 ha cùng 05 tuyến chăn nuôi tập trung tại các xã Thạnh Hòa, Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh, Thạnh Mỹ nhằm phát triển chăn nuôi căn cơ, ứng dụng khoa học - công nghệ và gắn chuỗi giá trị, giải quyết đầu ra sản phẩm.

Đề án này dựa trên giá trị cốt lõi của hệ sinh thái tự nhiên, lịch sử và văn hoá bản địa Đồng Tháp Mười để phát triển thương hiệu và giá trị của những ngành hàng nông sản đặc trưng, cải tiến chất lượng cuộc sống của cư dân và giữ gìn văn hóa bản địa.

Với mục tiêu phát triển kinh tế vùng và đảm bảo hệ sinh thái và sinh cảnh Đồng Tháp Mười  được bảo tồn và còn nét đặc trưng vốn có, đặc biệt đối với hệ thống các khu bảo tồn đa dạng sinh học. Hoàn thiện và triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách và điều phối để thực hiện các chương trình liên kết tiểu vùng cho mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường.

K.Chi 

Quảng Trị phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định về việc giao vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

TP. HCM: Hơn 30 tổ chức tôn giáo ký kết tham gia bảo vệ môi trường

TP. HCM phấn đấu đến hết năm 2026 sẽ có 100% các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức Tôn giáo... được tiếp cận thông tin về bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH); tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH.

Lào Cai duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2022 đạt khá, đạt 9,02%, cao hơn 3,57 điểm % so với năm 2021; xếp thứ 4/14 tỉnh trong vùng và 26/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so năm 2021.

Phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về xuất khẩu

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh theo theo hướng tăng trưởng xanh

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín dụng chính sách xã hội tạo việc làm cho hơn 867 nghìn lao động

Năm 2023, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo hướng tới mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì mức giảm 1-1,5%/năm

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường tại Long An

Năm 2023, UBND tỉnh Long An yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị, địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Hỗ trợ 73 ngôi nhà chống bão, lụt cho người nghèo Quảng Bình

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình và tổ chức World Share vừa bàn giao thêm 73 nhà an toàn chống chịu bão, lụt cho các hộ dân nghèo và cận nghèo.

Đắk Nông khuyến khích giảm nghèo bền vững

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn.

Mỹ Đức (Hà Nội): Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy rừng

Ngày 28/12/2022, UBND xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng huy động nhiều lực lượng tham gia

Đang cập nhật dữ liệu !