Cà Mau: Huyện Đầm Dơi đưa ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế bền vững

Từ nay đến năm 2025, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế theo hướng bền vững để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người từ 46 triệu đồng năm 2019 lên 55 triệu đồng.

Để thực hiện mục tiêu trên, trong nhiệm kỳ tới, huyện Đầm Dơi đưa ra các giải pháp như tập trung rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực để tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh giai đoạn 2021 – 2030. Tranh thủ các nguồn lực đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm, liên kết phát triển với các vùng trong tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.

Tăng cường chỉ đạ thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu kinh tế và Đề án nâng cao hiệu quả phát triển bền vững ngành tôm của tỉnh, quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm sinh thái kết hợp với trồng rừng đạt tiêu chuẩn quy định, tập trung phát triển mạnh nuôi tôm quảng canh truyền thống lên quảng canh cải tiến và nuôi tôm siêu thâm canh ở những nơi có đủ điều kiện.

{keywords}
Cà Mau: Huyện Đầm Dơi đưa ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế bền vững

Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các loại giống thuỷ sản, tiến tới đáp ứng con giống trong huyện, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, hướng dẫn nhân dân ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng coa hiệu quả phát triển bền vững.

Tiếp tục thực hiện nghị quyết trung ương 8 khoá XII và kế hoạch của Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Thanh thủ các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế ven biển nhất là phát huy bến cá Hố Gùi, xã Nguyễn Huân. Xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng khu dân cư, bờ kè chống xói lở ven biển, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân chuyển đổi ngành nghề, đảm bảo phát huy hiệu quả trong khai tác, đánh bắt biển, phát triển vùng nuôi sò huyết, nghêu, hàu, cá lồng, bề ven song, ven biển,kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Tập trung vận động nhân dân trồng rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng nông nghiệp sạch, kiểm tra, quản lý chặt chẽ môi trường sản xuất, các yếu tố đầu vào cho môi trường thuỷ sản, thực hiện tốt các biện phát phòng chống bệnh cho cây trồng, vật nuôi. ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến muối ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận để từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, đời sống cho diêm dân.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, khai thác và trồng rừng đúng quy định, xây dựng các mô hình liên kết phát triển kinh tế rừng, vận động nhân dân trồng cây phân tán bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường bồi dưỡng, khai thác các nguồn thu, phấn đầu hàng năm thu ngân sách đạt chỉ tiêu giao, quản lý chi ngân sách chặt chẽ.

Ngoài ra, huyện cũng tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện nhất là khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất và kinh doanh các hộ gia đình, các chợ, khu dân cư.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hâu, có những biện pháp tuyên truyền để người dân có ý thức phòng tránh lốc xoáy, những nơi có nguy cơ cao sụt lún, sạt lở đất ven sông, nước biển dâng.

Khánh Chi

Quảng Trị phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định về việc giao vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

TP. HCM: Hơn 30 tổ chức tôn giáo ký kết tham gia bảo vệ môi trường

TP. HCM phấn đấu đến hết năm 2026 sẽ có 100% các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức Tôn giáo... được tiếp cận thông tin về bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH); tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH.

Lào Cai duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2022 đạt khá, đạt 9,02%, cao hơn 3,57 điểm % so với năm 2021; xếp thứ 4/14 tỉnh trong vùng và 26/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so năm 2021.

Phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về xuất khẩu

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh theo theo hướng tăng trưởng xanh

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín dụng chính sách xã hội tạo việc làm cho hơn 867 nghìn lao động

Năm 2023, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo hướng tới mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì mức giảm 1-1,5%/năm

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường tại Long An

Năm 2023, UBND tỉnh Long An yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị, địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Hỗ trợ 73 ngôi nhà chống bão, lụt cho người nghèo Quảng Bình

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình và tổ chức World Share vừa bàn giao thêm 73 nhà an toàn chống chịu bão, lụt cho các hộ dân nghèo và cận nghèo.

Đắk Nông khuyến khích giảm nghèo bền vững

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn.

Mỹ Đức (Hà Nội): Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy rừng

Ngày 28/12/2022, UBND xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng huy động nhiều lực lượng tham gia

Đang cập nhật dữ liệu !