Quảng Bình: Tham gia HTX nuôi ong, nhiều hộ dân thoát nghèo

Hợp tác xã (HTX) nuôi ong lấy mật Quyết Thắng (xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) được thành lập từ các hộ nuôi ong tự phát và xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm Mật ong Tuyên Hóa, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.

Thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020, HTX Quyết Thắng đã tham gia chuỗi giá trị năm 2019 và 2020 cung ứng 1.000 đàn ong giống cho 9 xã trong huyện Tuyên Hóa và xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh). Tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi ong cho 330 lượt người tham gia.

Từ tháng 8/2018, ông Nguyễn Quyết Thắng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX đã liên kết những hộ dân nuôi ong tự phát ở địa phương xã Thuận Hóa thành lập HTX nuôi ong lấy mật Quyết Thắng. HTX có trụ sở ở thôn Thuận Tiến, xã Thuận Hóa với 22 hội viên ban đầu đã phát triển tăng lên 25 hội viên và liên kết giá trị với Hội nuôi ong huyện Tuyên Hóa với hơn 300 hội viên.

{keywords}
Quảng Bình: Tham gia HTX nuôi ong, nhiều hộ dân thoát nghèo 

Ông Thắng cho biết “gia đình tôi nuôi ong từ năm 1998 đến nay. Từ trước mật ong chưa được xem là hàng hóa, nên việc giới thiệu và tiêu thụ rất hạn chế. Người dân xem nuôi ong là nghề phụ, làm thêm cho vui chứ chưa chú trọng đầu tư.

Từ khi thành lập HTX, chúng tôi xác định mật ong là sản phẩm hàng hóa đặc thù, mang đặc trưng của núi rừng Tuyên Hóa. Các hội viên HTX có sự trao đổi, liên kết sản xuất, thường xuyên học tập, chia sẻ kinh nghiệm nên chất lượng và sản lượng mật ong ngày càng được nâng cao”.

Từ khi thành lập HTX, số lượng đàn ong trong các hội viên tăng cao; sản lượng mật ong thu hoạch năm 2018 đạt gần 4 tấn mật thì đến năm 2020 với 600 đàn ong cho thu hoạch đạt 4,6 tấn mật, giá trị lợi nhuận bán mật là 820 triệu đồng. Năm 2020, các hội viên HTX đã tạo giống và bán là 650 đàn ong, giá trị đạt khoảng 650 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Quyết Thắng, nghề nuôi ong có chi phí đầu tư thấp hơn so với các nghề nuôi khác, nhàn hạ hơn nhưng lợi nhận cao. Nuôi ong thì khâu kỹ thuật rất được chú trọng, bởi ong khi đã thất bại là phải đầu tư đàn lại từ đầu chứ không vớt vát được như các loài nuôi khác”.

Ông Lê Xuân Kỳ - thanh viên HTX nuôi ong Quyết Thắng chia sẻ “Từ 4 đàn ong lúc đầu nuôi phụ thêm thêm kinh tế cho gia đình mà mật thu hoạch ra rất ít có người mua. Từ khi HTX nuôi ong Quyết Thắng được thành lập, gia đình tôi tham gia và mạnh dạn tăng đàn. Giờ tôi giữ ổn định 40 đàn ong, mỗi năm cho thu nhập gần 80 triệu đồng. Ngoài ra tôi có bán thêm ong giống và sáp ong. Nhờ nuôi ong mà gia đình tôi đã có tiền nuôi các con ăn học và thoát nghèo ở địa phương”.

{keywords}
Quảng Bình: Tham gia HTX nuôi ong, nhiều hộ dân thoát nghèo 

Nhiều thành viên nuôi ong đạt thu nhập cao như hộ ông Ngô Văn Vinh, ông Nguyễn Quyết Chiến, ông Lê Xuân Kỳ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu bằng nghề nuôi ong. Họ còn chia sẻ kinh nghiệm cho những thành viên mới để nuôi ong có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Ông Thắng cho biết “hình thức nuôi ong cố định tại nhà, do vậy mà thành viên HTX trải rộng trên địa bàn toàn xã, được hình thành 3 tổ gồm: Xuân Canh, Thuận Tiến và Đồng Lào. Bởi vậy đàn ong trong HTX luôn giữ ở mức vừa phải để đảm bảo nguồn hoa lấy mật cho ong. Phát triển thêm đàn ong, nâng cao sản lượng mật chúng tôi mở rộng địa bàn, liên kết với các thành viên ở các địa phương khác trong và ngoài huyện. Hiện nay chúng tôi liên kết chuỗi giá trị với người nuôi ong của 10 xã trong huyện Tuyên Hóa và 1 số xã ở huyện Minh Hóa”.

Sản phẩm mật ong của HTX Quyết Thắng đã được kiểm định chất lượng, được dán nhãn hiệu, nút chai được đóng bằng máy, mật ong sau khi đóng chai được bảo quản cẩn thận. Năm 2019 HTX tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” về sản phẩm mật ong và đã đạt tiêu chuẩn OCOP đồng thời sở hữu sản phẩm OCOP về mật ong.

Thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020, HTX Quyết Thắng đã tham gia chuỗi giá trị năm 2019 và 2020 cung ứng 1.000 đàn ong giống cho 9 xã trong huyện Tuyên Hóa và xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh). Tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi ong cho 330 lượt người tham gia.

“Dù mới được đưa vào thị trường hàng hóa, nhưng sản phẩm mật ong Quyết Thắng được khách hàng ưa chuộng và không đủ cung cấp ra thị trường. Nhiều lúc đăng ký gian hàng hội chợ, nhưng có những hợp đồng họ đặt hàng 5 tạ, 7 tạ mật thì các thành viên không đủ để đáp ứng nên chúng tôi không dám nhận đơn hàng. Mật ong có tính đặc thù vùng miền nên giá cả cũng khác nhau. Chúng tôi chỉ bán ra các sản phẩm của hội viên nuôi và khai thác, bảo quản, nên khách luôn tin tưởng và ủng hộ” – ông Nguyễn Quyết Thắng thông tin.

Bên cạnh sản phẩm mật ong, nhiều hội viên còn bán ong giống và sáp ong thu lợi nhuận cao. Nhiều thành viên nuôi ong đạt thu nhập cao như hộ ông Ngô Văn Vinh, ông Nguyễn Quyết Chiến, ông Lê Xuân Kỳ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu bằng nghề nuôi ong. 

“Tuyên Hóa là huyện miền núi, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi ong. Thời gian tới, bà con sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng nuôi ong lấy mật, ổn định thu nhập và đáp ứng nhu cầu thị trường” - Ông Nguyễn Quyết Thắng cho biết.

Thanh Hà


Ảnh:

Ông Nguyễn Quyết Thắng - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX đang kiểm tra đàn ong của gia đình.
Sản phẩm mật ong HTX Quyết Thắng chất lượng đảm bảo, nên sản lượng không đủ cung cấp ra thị trường.
Từ khóa:

HTX nuôi ong Quyết Thắng, xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, Chương trình MTQG xây dựng NTM, Mật ong Tuyên Hóa

 

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !