Một số mô hình hay về xây dựng kinh tế nông thôn ở Cao Lãnh

Những mô hình kinh tế hay ở huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đã góp phần tạo khí thế mới trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng nông thôn mới, huyện Cao Lãnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển kinh tế trên địa bàn.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, huyện Cao Lãnh đã hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới và huyện nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, vượt chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh.

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2020 đạt 6.049 tỷ đồng, tăng 1.447 tỷ đồng so với năm 2011 (bằng 1,31 lần so với năm 2011).

Tính đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 của huyện Cao Lãnh là 51,717 triệu đồng (không tính thị trấn Mỹ Thọ) (tăng 276% so cuối năm 2011, bằng 1,76 lần).

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, sản xuất nông nghiệp phát triển nổi bật với các ngành hàng chủ lực như: lúa gạo, xoài, vịt, cá điêu hồng, tổm càng xanh, ổi, chanh. Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới, công nghệ được đẩy mạnh.

Nhiều mô hình hay được duy trì và nhân rộng góp phần nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Dưới đây là một số mô hình làm kinh tế hay, có thể nhân rộng tại nhiều địa phương khác.

Mô hình Hội quán

Trong 5 năm qua, ở Cao Lãnh, 18 Hội quán nông dân đã được thành lập tại 17 xã, thị trấn với tổng số 1.241 thành viên.

Hoạt động của Hội quán đã mở ra hướng đi mới trong công tác dân vận, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Hội quán được sinh hoạt định kỳ hàng tháng, với phương châm “nghe nhau nói, nói nhau nghe”, các thành viên được thông tin về chủ trương, chính sách hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình; tình hình thị trường nông sản, khởi nghiệp, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất...

Sự ra đời và phát triển của mô hình Hội quán nông dân trên tinh thần tự nguyện, hợp tác của người dân đã làm nền tảng cho sự phát triển và thành lập các hợp tác xã (HTX) hoạt động đúng theo Luật HTX hiện hành. Đến nay, đã có 8 HTX được thành lập trên nền Hội quán, hoạt động hiệu quả ngay từ khi thành lập với nhiều dịch vụ phong phú, thiết thực mang lại nhiều lợi ích cho thành viên.

Đặc biệt là dịch vụ liên kết sản xuất gắn với hợp đồng tiêu thụ nông sản. Điển hình như: Minh Tân Hội quán xã Mỹ Hội đã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH Thành Đạt An Giang được 364,69 ha, để nâng dần diện tích lúa chất lượng cao; liên kết sản xuất và tiêu thụ xoài VietGAP với Công ty Đại Thuận Thiên được 5,9 ha.

{keywords}
Website “xoaicaolanh” và mô hình “Cây xoài nhà tôi” đã mang lại lợi ích cho người dân tại xã Mỹ Xương. Ảnh: Ngọc Mai

Mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Trước hết có thể kể đến mô hình Website “xoaicaolanh” và mô hình “Cây xoài nhà tôi”, với điểm dừng chân tham quan là vườn xoài Mỹ Xương. Đây là một mô hình canh tác, bán hàng, quảng bá sản phẩm nông sản từ xa, bán hàng qua Internet, mang lại giá trị cao cho HTX và lợi ích cho người dân tại xã Mỹ Xương.

Thời gian qua, mô hình này đã góp phần quảng bá sản phẩm gắn với hình ảnh địa phương đến người tiêu dùng và khách tham quan. Riêng mô hình Cây Xoài nhà tôi từ tháng 9/2016 đến nay đã bán được 425 cây (158 hộ tham gia), giá bán từ 5 - 7 triệu đồng/cây.

Bên cạnh đó là một số mô hình khác như: Mô hình “Bẫy đèn thông minh” ở xã Phương Thịnh và Mỹ Xương. Đây là cách thu hút, dẫn dụ côn trùng bằng ánh sáng thích hợp, thu thập và truyền tải dữ liệu hình ảnh côn trùng bằng camera về trung tâm phân tích dữ liệu, hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để vận hành, sử dụng 3G/4G để truyền tải dữ liệu thông tin, hệ thống giúp phân loại, thống kê số lượng, mật độ và đưa ra cảnh báo, dự báo về tình trạng sâu rầy để nông dân, cán bộ kỹ thuật chủ động phòng trừ.

Hoặc mô hình “Phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái”. Cách làm này giúp tiết kiệm khoảng 15% lượng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian phun thuốc nhanh, phát huy hiệu quả cao hơn phun thuốc thủ công. Đặc biệt, người phun thuốc không bị ảnh hưởng đến sức khỏe do không tiếp xúc trực tiếp với thuốc khi phun.

Mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp

Thời gian qua, huyện Cao Lãnh đã tập trung ưu tiên phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và tiếp cận các kênh phân phối sản phẩm trên thị trường.

Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình khởi nghiệp hoạt động mang lại hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.

Nổi bật là mô hình Canh tác rau thuỷ canh của anh Nguyễn Phước Việt Cường (Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Công nghệ Xuân Minh, ấp 1, xã Mỹ Hiệp), được triển khai, đầu tư từ giữa năm 2017 đến nay, với diện tích 3.000 m2, vận hành tự động từ khi trồng đến khi thu hoạch gồm nhiều loại rau ăn lá như: cải xanh, xà lách, cải ngọt…, được chia thành từng khu riêng để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch luân phiên cung cấp cho thị trường. Trung bình mỗi ngày thu hoạch khoảng 200 kg rau các loại, cung cấp cho siêu thị Coopmart, Big C. Mô hình này đang giải quyết việc làm cho khoảng 6 lao động, với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Đây là mô hình đầu tiên ở huyện áp dụng phương pháp sản xuất thuỷ canh hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối đa hóa diện tích canh tác, gia tăng lợi nhuận, mà còn góp phần bảo vệ môi trường khi không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm trồng ra theo chuẩn VietGAP, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó là mô hình Trang trại nông nghiệp sinh thái Ecodota của anh Võ Duy Khánh, ở khóm Mỹ Thới, thị trấn Mỹ Thọ, với ý tưởng tận dụng từ các phế phẩm xoài để nuôi ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn thuỷ sản, gia cầm, phân hữu cơ bón cho cây trồng, tạo ra nguồn nông sản hữu cơ an toàn, phục vụ người dân.

Từ tháng 11/2019 đến nay,  Trang trại nông nghiệp sinh thái Ecodota đã dần ổn định và ra mắt các sản phẩm phân hữu cơ, trứng và ấu trùng ruồi lính đen. Bình quân mỗi tháng sản xuất từ 2 - 3 tấn phân hữu cơ và 1,5 - 2 tấn ấu trùng, doanh thu trên 650 triệu đồng/năm.

Đặc biệt, trong tháng 10 vừa qua, Trang trại đã xây dựng nhãn hiệu cho 2 loại sản phẩm mới là Phân ấu trùng ruồi lính đen dạng túi lọc cao cấp cho cây lan và bonsai, và Dịch thuỷ phân ấu trùng phục vụ cho chăn nuôi.

Hiện trang trại sinh thái Ecodota đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 6 lao động, thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng.

Mô hình đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế như: người dân được trang trại tiêu thụ hết các phế phẩm từ xoài, góp phần làm giảm chí phí, tăng lợi nhuận, thu nhập trong sản xuất; trang trại đã giải quyết, tạo việc làm cho nhiều lao động của địa phương; tạo các nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hữu cơ, an toàn thực phẩm; góp phần tích cực vào xây dựng nền nông nghiệp sạch, an toàn, tạo tiền đề cho việc nâng cao giá trị hàng hóa của nông dân...

Mô hình “Vườn ươm thanh niên”

Thực hiện Phong trào “Tuổi trẻ Cao Lãnh chung tay xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”, đến nay, toàn huyện đã hình thành được 65 “Vườn ươm thanh niên” tại các khóm, ấp, trường học trên địa bàn, với diện tích hơn 1.900 m2 (diện tích trung bình 30 m2/vườn ươm).

32.000 cây giống (bông trang, lưỡi hổ, kiểng lá màu, mười giờ, bông giấy, hoàng yến,…) được các cơ sở đoàn triển khai một cách sáng tạo, mang đậm dấu ấn của tuổi trẻ.

Cây giống sẽ được Đoàn thanh niên chăm sóc cẩn thận để trồng tại tuyến đường kiểu mẫu trên địa bàn, đến nay đã trồng trên 27 tuyến đường, chiều dài 54km, có 2.504 lượt đoàn viên tham gia.

Mô hình “Vườn ươm thanh niên” là cách làm sáng tạo vừa góp phần tập hợp đoàn viên tham gia các hoạt động lành mạnh vừa tạo khí thế thi đua giữa các cơ sở đoàn, qua đó phát huy trách nhiệm của đoàn viên thanh niên trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

Ngọc Mai

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !