Lạng Sơn tìm cách gỡ vướng xuất khẩu nông sản

Theo thông báo của Bộ Công Thương, từ ngày 1/1/2022, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ chịu những quy định mới.

Chính vì vậy, là 1 trong 5 tỉnh có đường biên giáo với nước bạn Trung Quốc, tỉnh Lạng Sơn đang có những bước chuẩn bị để “chuyển nhanh, chuyển mạnh” từ xuất khẩu nông sản tiểu ngạch sang chính ngạch, giúp nông sản địa phương không bị “tắc đường” khi xuất khẩu sang thị trường tỉ dân này.

{keywords}
Thông quan hàng hóa nông sản qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Ảnh chụp màn hình VTV

Theo ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương): Trong 2 năm trở lại đây, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến phía Trung Quốc siết chặt hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt, kể từ đầu năm 2021 đến nay, Trung Quốc liên tục thông báo tạm dừng nhập khẩu nông sản từ nhiều cửa khẩu với Việt Nam. Việc Trung Quốc thông báo tạm dừng thông quan tại một số cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc có 2 nguyên nhân chính.

Một là Trung Quốc đang vẫn đang duy trì chính sách “Zero Covid” và họ đang là quốc gia duy nhất tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên bao bì các loại nông sản thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ nước ngoài. Khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Việt Nam, các cơ quan chức năng, các cửa khẩu Trung Quốc sẽ tăng cường việc kiểm soát hàng hóa các cửa khẩu và họ thông báo với chúng ta là đã phát hiện ra virus SARS-CoV-2 trên bao bì một số loại nông sản của Việt Nam xuất khẩu đi Trung Quốc.

Cụ thể, với một loại trái cây hay nông sản, nếu phát hiện có virus thì họ sẽ tự động tạm dừng thông quan với mặt hàng đó trong vòng 1 tuần. Lần thứ 2 vẫn phát hiện sẽ tiếp tục tạm dừng 1 tuần và nếu phát hiện đến lần thứ 4 thì họ sẽ tạm dừng trong vòng 1 tháng. Đây sẽ là khó khăn cực lớn cho các địa phương nếu vẫn giữ xu hướng xuất khẩu tiểu ngạch như hiện nay trong đó có tỉnh Lạng Sơn.

Nguyên nhân thứ hai (chủ quan) khiến hàng hóa, nông sản ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới của Lạng Sơn (như Tân Thanh, Cốc Nam) là do thời gian qua có một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu phụ (xuất khẩu theo đường tiểu ngạch).

“Ở các cặp cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế như Hữu Nghị và nông sản xuất khẩu theo đường chính ngạch thì chưa bao giờ có tình trạng tạm dừng nhập khẩu. Chỉ có nông sản xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, qua các cửa khẩu phụ như Tân Thanh, Cốc Nam hay các cặp chợ biên giới thì mới có hiện tượng ùn tắc nông sản”, ông Tô Ngọc Sơn khẳng định.

Sau khi nhận được khuyến cáo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có văn bản cho các doanh nghiệp và địa phương chuẩn bị các thủ tục càn thiết để chuyển xuất khẩu hàng hóa nói chung, nông sản nói riêng từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Được biết, mỗi năm thị trường Trung Quốc nhập khẩu khoảng hơn 160 tỷ USD mặt hàng nông sản, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 10 tỷ USD.

Có thể coi thị trường tỉ dân Trung Quốc vẫn còn dư địa xuất khẩu rất lớn cho nông sản Việt Nam nói chung, các chế phẩm của Lạng Sơn nói riêng. Trong các nông sản xuất khẩu này, có rất nhiều sản phẩm OCOP được xuất qua Trung Quốc đi qua tỉnh Lạng Sơn. Do đó, khuyến cáo của Bộ Công Thương và sự chuyển dịch xuất khẩu của Lạng Sơn là cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh xây dựng NTM, trong đó xuất khẩu nông sản nói chung, các sản phẩm OCOP nói riêng đang là mũi nhọn của nhiều địa phương.

Hải Việt - Hải Duyên

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !