Làng quê Hải Dương "thay da, đổi thịt" sau triển khai xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) đã được tỉnh Hải Dương xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, nhằm phát triển nông thôn theo hướng bền vững.

{keywords}
Diện mạo làng quê Hải Dương đã thay da đổi thịt  (Ảnh: N. Huyền)

Đến thời điểm này việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Thay đổi diện mạo làng quê nghèo

Xã Lê Hồng (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) từng là một vùng quê nghèo, sau khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, địa phương này đã “thay da đổi thịt”, diện mạo nông thôn mới ngày càng khang trang, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc.

Theo lãnh đạo xã, Lê Hồng là xã có xuất phát điểm thấp hơn nhiều địa phương khác trong huyện, giao thông đi lại khó khăn, phát triển kinh tế vẫn lấy sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ hầu như không có.

Vì vậy, làm gì để khai thác hết tiềm năng thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao đời sống của người dân luôn là câu hỏi, là nỗi trăn trở của lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã Lê Hồng qua các thời kỳ.

Từ đặc điểm là một địa phương có diện tích đất canh tác lớn, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Lê Hồng luôn chú trọng đề ra các giải pháp phát triển kinh tế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo nền tảng để mở rộng sản xuất thủ công nghiệp và dịch vụ.

Xã Lê Hồng giờ không còn độc canh cây lúa khi các loại hình công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như cơ khí, may mặc, chế biến thức ăn chăn nuôi, vận tải… phát triển ngày càng mạnh, đa dạng.

Theo đó, thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2020 đã đạt 55 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2015. Kinh tế phát triển là tiền đề để xã Lê Hồng hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2019, sớm hơn kế hoạch 1 năm.

Bứt phá về đích

Trong khi đó, về đích huyện nông thôn mới năm 2019 là thành quả nổi bật Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Giang đạt được trong nhiệm kỳ 2015-2020, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra.

Để có thể về đích sớm, sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII nhiệm kỳ 2015-2020, Bình Giang đã cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng NTM bằng đề án “Đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020”. Huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, thực hiện.

Từng địa phương trong huyện có xuất phát điểm, điều kiện thực tế khác nhau nên định hướng và cách làm mỗi nơi một khác.

Từ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng cơ sở vật chất, hạ tầng của mỗi địa phương, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của các xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể, vạch rõ lộ trình và hướng đi đúng đắn cho địa phương mình. Quan điểm chung là tiêu chí dễ thực hiện trước, tiêu chí khó thực hiện sau; vừa tập trung huy động nội lực, vừa tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên, từng bước hoàn thành các chỉ tiêu. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu đúng, đầy đủ về nhiệm vụ xây dựng NTM, tạo sự đồng thuận, biến xây dựng NTM trở thành phong trào thi đua sâu rộng.

Bình Giang đã xây dựng cơ chế hỗ trợ đúng đắn, linh hoạt, vừa tạo sự công bằng cho các địa phương, vừa tạo động lực giúp những xã khó khăn hoàn thiện các tiêu chí NTM. Mỗi xã về đích giai đoạn 2015-2017 được huyện hỗ trợ từ 1-1,5 tỷ đồng; xã về đích năm 2018-2019, huyện tăng mức hỗ trợ lên 2 tỷ đồng/xã.

Xác định nâng cao thu nhập cho nhân dân là mục tiêu quan trọng, huyện chỉ đạo đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất, phát triển và mở rộng các vùng, khu trang trại chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Tuấn, Bình Giang đã có những chính sách hỗ trợ mô hình sản xuất bằng máy cấy, hỗ trợ về giống, vốn tại các vùng sản xuất lúa tập trung, chú trọng xây dựng chuỗi liên kết, hỗ trợ nông dân trong tiêu thụ sản phẩm. Huyện khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, năng suất lúa bình quân của Bình Giang luôn đứng tốp đầu của tỉnh.

Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, huyện đa dạng hóa các ngành nghề như mộc, cơ khí, vận tải... Phát huy thế mạnh các làng nghề truyền thống tại các địa phương, Bình Giang tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp, tập trung đầu tư phát triển công nghiệp…

Từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân, Bình Giang đã hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra trước một năm. Năm 2019, tất cả các xã trong huyện đã về đích NTM, trong khi mục tiêu đề ra đến năm 2020, huyện có 75-80% số xã đạt chuẩn NTM. Bình Giang được công nhận

Đến nay, tất cả hơn 64 km đường trục xã, liên xã, hơn 184 km đường thôn đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Các tuyến giao thông từ đường trục xã, thôn, xóm, đường trục chính nội đồng được cứng hóa, bảo đảm thuận tiện cho người dân đi lại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Các thôn, khu dân cư đều có nhà văn hóa, sân thể thao phục vụ đời sống tinh thần, rèn luyện sức khỏe nhân dân. Mạng lưới y tế từ huyện đến các xã, thị trấn được tăng cường, cơ sở vật chất từng bước được nâng cao…

Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 48,15 triệu đồng, năm 2020 ước đạt 52,5 triệu đồng, tăng 22,5 triệu đồng/người/năm so với đầu nhiệm kỳ. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 1,88%, giảm 3,86%.

H. Anh 

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !