Kiên Giang: Huyện Giồng Riềng phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm

Hơn 10 năm thực hiện chương trình nông thôn mới, huyện huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã thay da đổi thịt từng năm, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Đổi thay với nông thôn mới

Trước đây kinh tế của huyện Giồng Riềng chủ yếu dựa vào cây lúa nên chậm phát triển, đường giao thông nông thôn còn trắc trở nên việc đi lại, giao thương mua bán của người dân không thuận tiện. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, số hộ nghèo khá cao. Thế nhưng, về Giồng Riềng giờ đã khác xưa, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Đường làng, ngõ xóm trải bê tông sạch đẹp, nhà cửa khang trang.
 
Tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân được quan tâm hỗ trợ giống cây trồng, cho vay vốn làm ăn. Các công trình phúc lợi xã hội như trạm y tế, trường học được xây dựng khang trang, tâm lý người dân trong huyện vô cùng phấn khởi.
 
Theo lãnh đạo huyện Giồng Riềng, nổi bật là hệ thống đường giao thông nông thôn của huyện đã kiên cố hóa đạt 100% theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi. Hệ thống kênh, mương đảm bảo phục vụ tưới tiêu sản xuất. Từ năm 2011 đến tháng 12-2020, huyện huy động trên 2.440 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, trong đó, vốn ngân sách 1.778 tỷ đồng, còn lại do các nhà hảo tâm, nhân dân đóng góp. Với những nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền, sự chung tay góp sức của nhân dân, Giồng Riềng đã được công nhận nông thôn mới năm 2020.

Thành tựu rõ nét nhất trong xây dựng nông thôn mới ở Giồng Riềng còn thể hiện qua kết quả cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đạt trên 95%. Việc xen canh, mở rộng diện tích trồng màu, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đạt nhiều kết quả. Tổng sản lượng lúa hàng năm của huyện gần 700.000 tấn, chiếm 1/6 tổng sản lượng lương thực cả tỉnh. Lợi nhuận 3 vụ lúa 48,5 triệu đồng/ha. Hiện toàn huyện có 120 hợp tác xã nông nghiệp, với tổng diện tích gần 12.000ha, chiếm 25,8% diện tích đất sản xuất lúa toàn huyện. Nhiều hợp tác xã hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tổng doanh thu bình quân hàng năm của các hợp tác xã đạt khoảng 450 triệu đồng/năm. Với những bước đi căn cơ, cách làm sáng tạo, đến cuối năm 2020, hộ nghèo huyện Giồng Riềng giảm còn 1,7%, thu nhập bình quân đạt 57 triệu đồng/người/năm, tăng gần 2,3 lần so năm 2011. 

{keywords}
Phi lê cá lóc là đặc sản của vùng nông thôn Kiên Giang. 

Phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm

Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội, Giồng Riềng đã triển khai thực hiện Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, giai đoạn 2019 - 2020, huyện Giồng Riềng đã từng bước có chính sách hỗ trợ chuẩn hóa các sản phẩm đặc trưng của địa phương, trong đó 2 sản phẩm là bánh tráng Thạnh Hưng Mạnh Tài và mắm cá lóc Tám Dô được công nhận sản phẩm OCOP 3 Sao cấp tỉnh, kết hợp hỗ trợ phát triển và thương mại hoá sản phẩm OCOP từ cấp huyện, xã theo chu trình thường niên. Đến nay đã có nhiều địa phương trong huyện sản xuất các sản phẩm đặc trưng như rượu đế Hoa Hải Đường, bánh tráng ở xã Thạnh Hưng; mắm Tám Dô ở xã Ngọc Thuận; trà Mãng Cầu Xiêm 2 Đậu xã Thạnh Hòa; nước mắm Hương Đồng xã Hòa An. Đây đều là những sản phẩm đã và đang được nhiều người tiêu dùng biết đến.
 
Trong giai đoạn 2021 – 2025, Giồng Riềng tiếp tục đưa chương trình OCOP đi vào chiều sâu. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp huyện đã chỉ đạo các địa phương bám sát các nội dung Đề án, xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện đúng lộ trình, hiệu quả. Ngoài ra, huyện đẩy mạnh công tác truyền thông, khuyến khích các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tích cực tham gia chương trình OCOP gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng. Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP đến với thị trường.
 
Công tác chăm lo gia đình chính sách được Đảng bộ và chính quyền đặc biệt quan tâm, mức sống các gia đình chính sách cơ bản ổn định, nhiều gia đình đã phát huy truyền thống cách mạng, gương mẫu đi đầu trong xây dựng nông thôn mới. Bằng nguồn ngân sách, sự đóng góp của nhân dân, trong 9 tháng đầu năm 2021, huyện cất mới và sửa chữa 148 căn nhà tình nghĩa với kinh phí gần 7,2 tỷ đồng.

K.Chi  

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !