Chương trình OCOP tạo động lực phát triển kinh tế nông thôn An Giang

Tính đến cuối tháng 11/2021, An Giang đã có 51 sản phẩm sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Chương trình OCOP tạo động lực phát triển kinh tế khu vực nông thôn ở An Giang.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã thực sự là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn An Giang, sức lan tỏa của chương trình mạnh mẽ và được công đồng tích cực đón nhận; các sản phẩm tham gia chương trình phát triển tốt và có nhiều chuyển biến rõ rệt về chất lượng, cũng như mẫu mã. Hiện toàn tỉnh có 10/11 huyện, thị, thành phố có sản phẩm tham gia chương trình OCOP.

Sau khi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thời gian qua ngành nông nghiệp An Giang đã tích cực hỗ trợ nâng cấp, cải tiến mẫu mã, chất lượng cho các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sao; hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá các sản phấm với nhiều hoạt động khác nhau. Đây là động lực lớn cho các chủ thể kinh tế đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Qua đó, tạo sự lan tỏa để Chương trình OCOP được triển khai mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.

{keywords}
Chương trình OCOP tạo động lực phát triển kinh tế khu vực nông thôn ở An Giang. (Ảnh: CTTĐT An Giang)

Tính đến cuối tháng 11/2021, An Giang đã có 51 sản phẩm sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Cụ thể, gồm 11 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 38 sản phẩm đạt 3 sao. Đặc biệt, có 2 sản phẩm gạo thơm đặc sản Thiên Vương và gạo ngon tiến vua Tiên Nữ của Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời được Trung ương công nhận 5 sao (cấp Quốc gia). 

Chương trình OCOP đã trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương trong việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị của các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và các sản phẩm tiềm năng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống người dân, thời gian tới, tỉnh An Giang sẽ đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến và phát triển sản phẩm OCOP An Giang.

Theo đề án quảng bá, xúc tiến và phát triển sản phẩm OCOP tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2023 có đưa ra lộ trình thực hiện cụ thể. Theo đó, năm 2021, An Giang tiếp tục hỗ trợ, phát triển các sản phẩm OCOP của năm 2020; cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, tiêu chuẩn hóa 5 sản phẩm đặc thù của tỉnh, trong đó phấn đấu có 2 sản phẩm tham gia sản phẩm OCOP quốc gia.

Thực hiện kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP với các điểm bán lẻ, siêu thị, như: CoopMart, VinMart, Bách Hóa Xanh, Tứ Sơn... và phối hợp các tỉnh ABCD Mekong xây dựng và tham gia hệ thống trưng bày các sản phẩm OCOP của 4 tỉnh, thành phố ABCD Mekong tại An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ.

Để sản phẩm OCOP của tỉnh được nhiều người biết đến, năm 2022, tỉnh An Giang sẽ xây dựng 1 điểm trưng bày sản phẩm OCOP gắn với điểm du lịch; cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, đào tạo tập huấn 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình OCOP và tiềm năng OCOP.

Thực hiện kết nối tiêu thụ với các điểm bán lẻ, siêu thị, như: Co.op Mart, VinMart, Bách Hóa Xanh, BigC, Tứ Sơn, MM Mega Market... và phối hợp các tỉnh ĐBSCL xây dựng và tham gia hệ thống trưng bày các sản phẩm OCOP của 13 tỉnh ĐBSCL. Lựa chọn 1-2 sản phẩm OCOP uy tín để xúc tiến thị trường ngoài nước, hướng tới xuất khẩu.

Năm 2023, phấn đấu có 1 điểm trưng bày sản phẩm OCOP gắn với điểm du lịch; cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên; thực hiện kết nối tiêu thụ với các điểm bán lẻ, siêu thị, như: Co.op Mart, VinMart, Bách Hóa Xanh, Vinmart, BigC, Tứ Sơn... và phấn đấu chọn 3 sản phẩm OCOP uy tín để xúc tiến thị trường ngoài nước, hướng tới xuất khẩu.

Chương trình OCOP là một trong những giải pháp quan trọng góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển nội lực, điều kiện tự nhiên, văn hóa đặc trưng của địa phương; góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng bền vững.

Thảo Nguyên

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !