Cần thiết xây dựng Trung tâm khởi nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP

Từ những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển sản phẩm OCOP, cần thiết phải hình thành lên một Trung tâm khởi nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP.

Tại Hội thảo góp ý xây dựng khung chương trình và giải pháp thúc đẩy chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, đại diện Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đã có ý kiến góp ý về việc xây dựng Trung tâm khởi nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP.

{keywords}
Trung tâm khởi nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP sẽ là nơi trưng bày, giới thiệu, triển lãm các sản phẩm OCOP của cả nước. Ảnh: Mạnh Hùng

Theo đại diện Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, sau 7 năm triển khai tại Quảng Ninh và hơn 2 năm nhân rộng mô hình ra toàn quốc, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chương trình OCOP đã và đang dần khẳng định vai trò là “bà đỡ” cho quá trình hỗ trợ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể.

Chương trình OCOP đã phát huy được các tiềm năng lợi thế sẵn có từ các sản phẩm truyền thống văn hóa địa phương; tạo ra sản phẩm có chất lượng phục vụ du lịch, dịch vụ và đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, mang lại thu nhập cao cho cộng đồng dân cư nông thôn.

Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập đã và đang tạo ra những rào cản cần tập trung tháo gỡ để Chương trình OCOP tiếp tục phát triển trọng tâm.

Đại diện Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh cho biết, lực lượng tư vấn, hướng dẫn phát triển sản phẩm, phát triển tổ chức chủ yếu hiện nay là đội ngũ cán bộ phòng nông nghiệp, phòng kinh tế và một số cán bộ OCOP cấp tỉnh, tuy nhiên lực lượng này chủ yếu là kiêm nhiệm, mặt khác lại thường xuyên luân chuyển nên cán bộ mới hạn chế về kiến thức, năng lực. Hiện một số tỉnh, thành đã xuất hiện lực lượng tư vấn về OCOP thông qua, một số trường đại học, hoặc một số doanh nghiệp tư vấn về truyền thông, quảng cáo..., song lực lượng này chưa có quy chế quản lý, chưa được đào tạo tập huấn, chưa được cấp chứng chỉ hành nghề nên việc tư vấn phát triển sản phẩm, phát triển tổ chức chưa có sự thống nhất...

Công tác nghiên cứu khoa học có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra các ý tưởng về phát triển sản phẩm mới dựa trên các sản phẩm truyền thống. Tuy nhiên, những năm qua việc tư vấn, hỗ trợ phát triển các ý tưởng mới chưa nhiều, sản phẩm phát triển vẫn dựa trên sản phẩm đã có.

Công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được tỉnh quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP đang gặp một số khó khăn như: Hệ thống điểm giới thiệu và bán sản phẩm phát triển chậm, chưa có quy chế, quy định về quản lý; chưa có một trung tâm điều phối sản phẩm chung nên việc kết nối tiêu thụ khó khăn...

Từ những khó khăn, hạn chế trong quá trình hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển sản phẩm OCOP cho thấy sự cần thiết phải hình thành lên một Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo có chức năng tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng trong quá trình phát triển kinh tế, kinh doanh và khởi nghiệp dựa trên sản phẩm OCOP.

Trung tâm sẽ là nơi nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đề xuất các chính sách phục vụ hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của người dân và doanh nghiệp trong quá trình đăng ký ý tưởng tham gia Chương trình OCOP. Tổ chức các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị, hỗ trợ xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm. Tư vấn, hỗ trợ từ khâu xây dựng hồ sơ đăng ký ý tưởng, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, chuyển giao khoa học, công nghệ, máy móc thiết bị, thiết kế bao bì tem nhãn sản phẩm, đăng ký sở hữu trí tuệ, công bố tiêu chuẩn chất lượng, đến việc hỗ trợ xây dựng hồ sơ thi đánh giá phân hạng, các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ kết nối các nguồn vốn vay phục vụ sản xuất; xây dựng hồ sơ tiếp cận các cơ chế chính sách của nhà nước; là nơi trưng bày, giới thiệu, triển lãm các sản phẩm OCOP của cả nước...

Về mô hình quản lý, đại diện tỉnh Quảng Ninh cho rằng cần xác định rõ mọi hoạt động của Trung tâm phải lấy cộng đồng làm trọng tâm, do cộng đồng và vì cộng đồng, do đó để trung tâm hoạt động có hiệu quả bền vững cần có một mô hình thích hợp. Trung tâm vừa có vai trò hỗ trợ cộng đồng, nhưng đồng thời cũng phải có lợi nhuận để tái đầu tư phát triển.

Trung tâm xây dựng khung bộ máy quản lý là những người có năng lực, có chuyên môn sâu trên các lĩnh vực, đồng thời kết nối các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, xây dựng nhóm chuyên gia, kết nối đối tác trên cả nước là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Cơ sở vật chất trung tâm nên bố trí riêng tại khu vực trung tâm, nếu có thể gắn với Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Mạnh Hùng

Làm gì để giá lợn hơi ổn định, mang lại lợi nhuận cho các HTX?

Giá lợn hơi duy trì ở mức dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian dài trong khi chi phí chăn nuôi ở mức cao.

HTX bán hàng qua kênh online, đơn hàng tăng gấp 3-4 lần

Giờ đây các HTX đã được hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn, livetream bán hàng, xuất khẩu nông sản qua kênh thương mại điện tử vô cùng tiện lợi

Tiền Giang: Tích cực hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Tiền Giang luôn phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các HTX thành viên.

Hà Nội chọn 19 HTX thí điểm tham gia đề án mô hình HTX kiểu mới hiệu quả

UBND Thành phố Hà Nội chọn 19 hợp tác xã thí điểm tham gia đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho HTX

Các hoạt động tập huấn, thông tin về ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và đầu tư cho hợp tác xã (HTX) tạo cơ hội cho HTX và doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác, liên kết sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Sơn La: Đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, năm 2022 Sơn La đặt mục tiêu có thêm 5 xã về đích NTM, tăng 5 xã so với đầu năm 2021.

Hà Nội đặt mục tiêu 100% HTX nông nghiệp đăng ký xây dựng NTM nâng cao

Hà Nội vừa ban hành kế hoạch củng cố, kiện toàn HTX nông nghiệp trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025,  100% HTX ở xã đăng ký xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bắc Giang: HTX thể hiện tốt vai trò cầu nối cho nông dân

Nhiều HTX  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết các hộ nông dân với nhau để chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn.

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển các mô hình HTX nông nghiệp

Nhờ những chủ trương kịp thời, nhiều HTX nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng khoa học kỹ thuật cung cấp ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

HTX - nền tảng xây dựng Nông thôn mới vượt bậc ở Bắc Giang

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng củng cố, kiện toàn và phát triển mạng lưới các HTX trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những tiêu chí trong xây dựng NTM mới tại địa phương.

Đang cập nhật dữ liệu !