Những thách thức trong đào tạo nghề Công tác xã hội

Để có được đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, vấn đề cơ bản là đào tạo có chất lượng và sử dụng hiệu quả. Việc đào tạo chuyên ngành công tác xã hội phải tuân thủ theo chuẩn đầu ra cho từng bậc đào tạo, mức độ thành thạo kỹ năng.

Nghề Công tác xã hội (CTXH) đã xuất hiện ở các nước phát triển cách đây hơn 150 năm, nhưng ở nước ta hiện nay đây vẫn là một nghề rất mới mẻ. Có thể nói, đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội thời gian qua là chỗ dựa cho những người có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội như: người nhiễm HIV, người khuyết tật, trẻ lang thang, đối tượng bạo hành gia đình... giúp họ giải quyết khó khăn, lấy lại niềm tin và vươn lên trong cuộc sống, thế nhưng hiện nay việc đào tạo nghề cho lĩnh vực này vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Thách thức về phát triển nghề CTXH ở Việt Nam được nhìn thấy ở nhiều mặt. Về khuôn khổ pháp lý, tuy đã có có một số văn bản quản lý nhà nước ban hành nhưng chưa đủ, thiếu các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như xác định vai trò, vị trí của nhân viên CTXH, việc làm của nhân viên CTXH. Thêm vào đó, hệ thống dịch vụ CTXH chậm phát triển, trong số 21 nhóm dịch vụ CTXH mà nhiều nước trên thế giới đang thực hiện thì ở Việt Nam qua khảo sát năm 2015, mới chỉ thực hiện được khoảng 1/3 đặc biệt là các dịch vụ mang tính chuyên môn và chuyên sâu như đánh giá mức độ tổn thương, đánh giá nguy cơ rủi ro, đánh giá sức khoẻ… Mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ CTXH tuy đã được hình thành nhưng hoạt động về cung cấp dịch vụ CTXH mang tính chuyên môn và tính chuyên sâu còn hạn chế.

Cả nước hiện có gần 40 trường đại học, cao đẳng mỗi năm tuyển sinh khoảng 2.000 sinh viên chuyên ngành CTXH. Trong khi đó, đội ngũ giảng viên có bằng tiến sĩ và bằng thạc sĩ còn rất ít, chỉ khoảng 30 - 40 người. Thậm chí, có trường chưa có giảng viên nào được đào tạo về CTXH mà chỉ được đào tạo ngành học gần giống như ngành xã hội học, nhân học, giáo dục đặc biệt...

Những thách thức trong đào tạo nghề Công tác xã hội - ảnh 1

Thách thức về phát triển nghề CTXH ở Việt Nam được nhìn thấy ở nhiều mặt.

Theo TS. Nguyễn Hải Hữu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dạy nghề và nghề CTXH Việt Nam, Chủ tịch hội các trường đào tạo CTXH Việt Nam - Việc phát triển nguồn nhân lực CTXH còn nhiều bất cập. Trước hết chất lượng đào tạo còn hạn chế do nội dung phương pháp đào tạo chưa phù hợp, dạy lý thuyết nhiều hơn dạy thực hành. Chương trình nội dung đào tạo chưa gắn kết với chuẩn đầu ra. Có trường việc xây dựng chuẩn đầu ra vẫn còn hình thức, dạy chuyên môn chưa gắn chặt với dạy làm người, dạy về đạo đức nghề nghiệp. Đội ngũ giảng viên chuyên ngành CTXH ở nhiều trường còn thiếu và yếu về chuyên môn, cơ sở vật chất phục vụ đào tạp chưa đáp ứng, thiếu cơ sở thực hành và đội ngũ kiểm huấn viên có chất lượng… 

Trong khi đội ngũ giảng viên còn thiếu thì các trường đại học, cao đẳng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt sinh viên theo học ngành này. Nguyên nhân ban đầu được cho đây là ngành học mới, còn khá xa lạ với sinh viên đang theo học. Mặt khác, nhận thức của xã hội về ngành này còn hạn chế, bởi thường nhầm lẫn nghề CTXH với từ thiện là một. Ngoài ra, trong quá trình theo học, sinh viên còn e ngại khi phải tiếp xúc với người nhiễm HIV, gái mại dâm, người khuyết tật, trẻ lang thang, người nghèo... và một vấn đề quan trọng là việc làm khi ra trường

TS. Phạm Mạnh Hà, trường Đại học Công đoàn cũng đặc biệt chú trọng đến đội ngũ giảng viên và việc làm của sinh viên CTXH sau khi ra trường. TS. Hà cho rằng mặc dù chưa có cuộc điều tra khảo sát cụ thể về thực trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH, song với tình trạng giáo dục đào tạo như hiện nay, chủ yếu là lý thuyết, thì rất nhiều sinh viên sau khi ra trường không tìm được việc làm là điều dễ hiểu. Bởi họ mới chỉ được trang bị lý thuyết, còn môi trường xã hội đầy thách thức, biến đổi hàng ngày đồi hỏi sinh viên phải trang bị những kỹ năng thực tế để thực hành thì chưa được quan tâm đúng mức...

“Vì vậy, trong thời gian tới, việc đào tạo chuyên ngành CTXH phải tuân thủ theo chuẩn đầu ra cho từng bậc đào tạo, mức độ thành thạo kỹ năng. Bên cạnh đó phải giáo dục về giá trị nghề và đạo đức nghề” – TS. Nguyễn Hải Hữu khẳng định.

 Bài viết phục vụ tuyên truyền Đề án phát triển nghề Công tác xã hội (Đề án 32)

Thùy Dương

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !