Mô hình mới cho hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Việc triển khai thí điểm Mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em có HCĐBKK của Trung tâm CTXH tỉnh Thái Nguyên trên địa bàn tỉnh năm 2015 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Triển khai thực hiện Đề án Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (HCĐBKK) dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020 (gọi tắt là Đề án 647) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được sự chỉ đạo của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - TBXH) và Sở Lao động - TBXH tỉnh, Trung tâm CTXH tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm Mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em có HCĐBKK trên địa bàn tỉnh năm 2015. Mục tiêu là nhằm bảo đảm cho trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình góp phần giảm thiểu nguy cơ đe dọa đến cuộc sống của các em, giúp các em ổn định tâm lý, sức khoẻ, học tập cho đến khi được kết nối để có cuộc sống ổn định lâu dài hoặc được nhận làm con nuôi. Đồng thời, qua đó cũng xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cá nhân, gia đình nhận nuôi có kỹ năng, kiến thức chăm nuôi trẻ em có HCĐBKK trên địa bàn tỉnh.

Mô hình mới cho hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - ảnh 1

Chăm sóc trẻ hòan cảnh đặc biệt khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của các nhân viên CTXH


Trung tâm CTXH tỉnh Thái Nguyên hiện đang nuôi dưỡng các đối tượng là trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị xâm hại, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa đang sống tại cộng đồng hoặc trung tâm bảo trợ có nguyện vọng trở về cộng đồng, trong đó ưu tiên các đối tượng đang sống tại cộng đồng có nguy cơ cao. Đối tượng nhận nuôi là các gia đình, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ; Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ; Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích theo quy định của pháp luật. 

Song song với việc lựa chọn đối tượng và các gia đình, cá nhân nhận nuôi, Trung tâm cũng tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các hội nghị truyền thống, các sản phẩm truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về chăm sóc, nhận nuôi trẻ em có HCĐB; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều tra, khảo sát (bao gồm cán bộ phụ trách lĩnh vực Lao động - TBXH, cộng tác viên bảo vệ chăm sóc trẻ em tại các xóm có trẻ em tham gia mô hình trên địa bàn huyện Đồng Hỷ) những nội dung như: Giới thiệu về mô hình và các kiến thức để thực hiện thí điểm; Kỹ năng khảo sát, xác định đối tượng trẻ em có HCĐBKK cần thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng; Kỹ năng khảo sát đánh giá cá nhân, gia đình nhận nuôi trẻ; Kỹ năng can thiệp khi cần thiết và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao kiến thức và trang bị các kỹ năng sống cho trẻ em có HCĐBKK và kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho các gia đình, cá nhân nhận nuôi như: Kiến thức về tâm sinh lý trẻ em có HCĐB, kỹ năng giáo dục và ứng xử với các em, chế độ dinh dưỡng phù hợp với điều kiện kinh tế và phát triển thể chất, quản lý và theo dõi việc học tập, phát triển của trẻ, kỹ năng xây dựng một môi trường thân thiện, giúp trẻ hoà nhập cuộc sống mới.

Trung tâm CTXH Thái Nguyên cũng phối hợp với trẻ và các gia đình, cá nhân nhận nuôi, cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp giải quyết vấn đề cho từng đối tượng. Tổ chức tư vấn, tham vấn nhằm ổn định tâm lý cho các em, đồng thời giới thiệu các dịch vụ công tác xã hội đang được Trung tâm triển khai, đánh giá hiệu quả của từng dịch vụ, giúp đối tượng tự lựa chọn và sử dụng các dịch vụ phù hợp. Trợ giúp đối tượng thay đổi môi trường, cải thiện các mối quan hệ xã hội; trợ giúp pháp lý về thực hiện chính sách, thủ tục cho đối tượng theo quy định của pháp luật. Tư vấn nâng cao năng lực cho trẻ và gia đình, cá nhân nhận nuôi, giúp họ tự giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải...

Trung tâm CTXH Thái Nguyên nhận thấy yếu tố gia đình có vị trí quan trọng đặc biệt trong việc chăm sóc và giáo dục các em. Dù hình thức gia đình này không thể đạt được mức độ tối ưu như gia đình tự nhiên có đầy đủ cha mẹ nhưng các em đã được sống trong mô trường an toàn nhất, nhận được sự yêu thương, chăm sóc, các điều kiện tốt nhất như những đứa trẻ khác. Bên cạnh đó, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn trẻ em có HCĐBKK còn góp phần tăng cường năng lực giải phóng tiềm năng ở mỗi trẻ, cá nhân và gia đình, thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề xã hội của họ; phát huy được vai trò của cộng đồng trong công tác hỗ trợ trẻ em, san sẻ trách nhiệm xã hội giữa toàn thể cộng đồng. Mô hình được đặt ngay trong chính cộng đồng, giảm thiểu sự ngăn cách hay tách biệt trẻ với thế giới bên ngoài, đồng thời khuyến khích sự tham gia đóng góp của cộng đồng trong việc trợ giúp các em.

Do là mô hình mới đang trong giai đoạn thí điểm triển khai nên để mô hình đạt hiệu quả, Trung tâm CTXH tỉnh Thái Nguyên cũng rất mong nhận được sự quan tâm, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh trong việc hỗ trợ kinh phí, hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm việc trong mô hình, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, đặc biệt là cung cấp kiến thức, kỹ năng công tác xã hội để chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân lực. Qua đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ trẻ em có HCĐBKK, giúp các em sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời cũng hy vọng rằng, sau giai đoạn thí điểm thành công, mô hình sẽ được nhân rộng trên khắp địa bàn tỉnh Thái Nguyên để ngày càng có thêm nhiều trẻ em có HCĐBKK được hưởng lợi, sớm có cơ hội hòa nhập với cộng đồng.

Bài viết phục vụ tuyên truyền Đề án phát triển nghề Công tác xã hội (Đề án 32)

PV

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !