Làng nghề truyền thống "quyết" giữ thương hiệu Việt

Đứng trước cơn bão hàng nước ngoài "lấn sân” một số phân khúc thị trường, thì ngay cả những làng nghề như Bát Tràng cũng không tránh khỏi bị tác động. Bài toán giữ gìn thương hiệu Việt trên chính sân nhà lại một lần nữa được đặt lên hàng đầu.
Hơn 800 năm tuổi, đồng hành cùng bao thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) nổi tiếng là làng nghề truyền thống về sản xuất các sản phẩm gốm sứ bằng thủ công. Độ tinh xảo, sâu, mịn, đều cũng như cách trang trí họa tiết, hoa văn của người dân Bát Tràng là những nét riêng độc đáo, tạo nên cái "hồn” cho sản phẩm gốm sứ nơi đây, tất nhiên không lẫn với bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, đứng trước cơn bão hàng nước ngoài "lấn sân” một số phân khúc thị trường, thì ngay cả những làng nghề như Bát Tràng cũng không tránh khỏi bị tác động. Bài toán giữ gìn thương hiệu Việt trên chính sân nhà lại một lần nữa được đặt lên hàng đầu.

Làng nghề truyền thống


Thương hiệu gốm làng cổ Bát Tràng thuộc về nhân dân Bát Tràng

Câu chuyện ở 2 làng nghề nổi tiếng

Những ngày cuối tuần, làng gốm Bát Tràng luôn tiếp đón một lượng lớn du khách đến tham quan cũng như mua sắm sản phẩm. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn rằng, ngày nay, làng gốm Bát Tràng không còn là nơi thuần bán các sản phẩm chính thống mang đậm bản sắc của thương hiệu Bát Tràng, mà đã có sự xuất hiện các sản phẩm hàng hóa Trung Quốc. Ông Lê Xuân Phổ, Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng cũng thẳng thắn thừa nhận thực trạng này. Song theo ông, tỷ lệ hàng Trung Quốc ở chợ gốm là rất nhỏ, chủ yếu nằm ở nhóm hàng đồ chơi, ca, cốc... "Đây là điều không tránh khỏi trong quan hệ buôn bán, nhất là khi Việt Nam đang ngày một hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Còn lại, các sản phẩm khác thuộc về Bát Tràng đều có nét riêng, thần thái riêng mà không sản phẩm nào thay thế được”.

Chị Phương, chủ một cửa hàng bán đồ gốm sứ tại chợ Bát Tràng cũng cho rằng, việc nhập các sản phẩm nước ngoài là phù hợp nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, người tiêu dùng hiện nay đều chú ý hỏi và lựa chọn đúng sản phẩm Bát Tràng, nên nhóm hàng nước ngoài không còn quá chiếm ưu thế như thời gian trước. Điều đáng mừng là hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn về tư duy mua sắm, thể hiện rõ quan điểm yêu thích hàng Việt Nam.

Ghi nhận tại một làng nghề khác cũng có bề dày hàng trăm năm lịch sử, làng lụa Vạn Phúc với thương hiệu "Lụa Hà Đông”, thì câu chuyện lại có vẻ đáng buồn hơn. Theo lời ông Nguyễn Hữu Chỉnh, người nghệ nhân duy nhất còn lại của làng lụa Vạn Phúc, vào thời kỳ hoàng kim những năm 2001-2006, cả làng có tới gần 500 hộ theo nghề với khoảng 1.000 máy dệt, có những hộ có tới 7, 8 máy dệt. Thì nay, cùng với đà suy giảm của nền kinh tế, số hộ theo nghề chỉ còn lại trên dưới 100 hộ. "Kinh tế suy giảm, nguyên liệu đầu vào ngày một khan hiếm, giá thành cao. Những năm 2002, giá tơ chưa đến 300.000 đồng/kg thì nay đã đẩy dần lên xấp xỉ 1 triệu/kg, thời điểm cao nhất hơn 1 triệu/kg. Giá xăng dầu tăng cũng tác động vào giá thành sản phẩm. Trong khi các hộ kinh doanh không dễ gì đẩy giá bán lên, bắt buộc phải giảm lợi nhuận. Lãi giảm dần, sản xuất bị thu hẹp là điều tất yếu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hàng nước ngoài được nhập về vì giá rẻ. Hàng nước ngoài xuất hiện lại tiếp tục gây thêm ảnh hưởng xấu tới tình hình sản xuất ở địa phương”.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Lụa Vạn Phúc cũng cho rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự xuất hiện của hàng hóa nước ngoài là điều không thể tránh khỏi. Chị Nguyễn Thị Huệ, chủ một cửa hàng lụa cho biết, người tiêu dùng muốn lựa chọn sản phẩm lụa chính gốc thì phải tìm đến các hộ gia đình làm nghề, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của làng nghề. Còn việc buôn bán trong chợ thì không ai có thể kiểm soát về nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm.

 Bài toán giữ gìn thương hiệu

Vậy phải làm gì để hàng Việt chiếm được ưu thế? Các làng nghề truyền thống phải thay đổi như thế nào để giữ gìn những thương hiệu lưu truyền từ ngàn đời? Câu trả lời nằm ở chính ý thức của người bán cũng như người mua. Để khẳng định quyết tâm giữ nghề, ngay ở cổng chợ gốm Bát Tràng đã xuất hiện một băng rôn lớn với khẩu hiệu "Thương hiệu chợ gốm làng cổ Bát Tràng thuộc về nhân dân làng Bát Tràng”. Ông Lê Xuân Phổ trao đổi: "Chúng tôi đã thống nhất một giải pháp chính để không còn sự lẫn lộn giữa hàng Trung Quốc và hàng chính thống Bát Tràng, đó là việc xúc tiến việc thành lập Ban quản lý chợ gốm. Thực tế hiện nay, khu chợ Bát Tràng do Công ty cổ phần gốm sứ Bát Tràng (Hapro Bát Tràng) cho thuê song vấn đề quản lý lại chưa được làm rõ. Nếu chợ do những người làm gốm làm chủ, chúng tôi khẳng định sẽ quy hoạch và quy định rõ ràng, khu vực nào bán hàng Trung Quốc và khu vực nào là hàng Bát Tràng. Hoặc chính trong chính một gian hàng, chủ hàng cần ghi rõ đâu là hàng Trung Quốc. Khi đó, quyền lựa chọn sản phẩm được trao cho người tiêu dùng”.

Còn tại làng lụa Vạn Phúc, vừa qua, UBND phường Vạn Phúc đã triệu tập Hiệp hội làng nghề với một số đại diện hộ dân cư trao đổi thực hiện chương trình "củng cố ổn định lại tình hình kinh doanh ở địa phương”. "Từ nay tới cuối năm, Hiệp hội làng nghề sẽ có thông tin trên các phương tiện truyền thông về những địa chỉ mua bán đáng tin cậy, giúp người tiêu dùng phân biệt dễ các mặt hàng. Việc làm này đã có định hướng từ lâu, song cần có lộ trình từng bước nên sẽ cần một thời gian nhất định. Đồng thời, Hiệp hội làng nghề đang xúc tiến xây dựng khu quần thể giới thiệu tất cả các công đoạn về nghề dệt, từ những công đoạn đầu tiên tới khi hoàn thành sản phẩm ngay trong chính chợ lụa Vạn Phúc” – ông Nguyễn Văn Sinh chia sẻ.

Là người nghệ nhân gắn bó trọn đời với nghề, ông Nguyễn Hữu Chỉnh cũng cho rằng, để bảo vệ thương hiệu lụa Vạn Phúc, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động các hộ gia đình dệt thương hiệu vào biên vải, tức là sẽ có tên người sản xuất và tên thương hiệu làng nghề. Gia đình ông Chỉnh đã đi tiên phong trong việc dệt tên thương hiệu vào biên vải từ cách đây 3, 4 năm. Tuy nhiên, do phải đầu tư hiệu chỉnh máy móc cho phù hợp nên đến nay, số hộ làm được vẫn rất ít. "Vừa qua, địa phương đã tuyển chọn được 24 người có tay nghề cao, xứng đáng được tôn vinh là thợ giỏi của làng. Đây là lực lượng tương đối lớn, cho thấy rằng lòng yêu nghề, quyết tâm phát triển nghề vẫn luôn sôi sục. Nghề truyền thống sẽ không biến mất nhưng cần nhận thêm sự hỗ trợ để phát triển bền vững. Trong đó, tác động của quản lý nhà nước là rất quan trọng như việc tổ chức mạnh các đợt kiểm tra hàng giả, hàng nhái. Đặc biệt, Chính phủ cần đưa ra một chiến lược phát triển đúng nghĩa cho ngành tơ tằm. Thực tế ở nước ta mới chỉ gây giống được tằm vàng, nhưng chất lượng tơ chỉ phù hợp dệt hàng thô. Loại tằm trắng vẫn phải nhập khẩu. Nếu chúng ta có chiến lược này sẽ là chỗ dựa cho hoạt động sản xuất kinh doanh”.
Mai Hương

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !