Lâm Đồng: TÌm giải pháp khôi phục và bảo tồn văn hóa các dân tộc bản địa

Cùng với việc triển khai các chính sách về kinh tế, trong những năm gần đây, tỉnh Lâm Đồng cũng đã quan tâm tích cực đến việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa.

Ngày 26/6 tại Lâm Đồng, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Sở Văn hóa Thể thao và du lịch (VHTTDL), Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: "Giải pháp khôi phục và bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc bản địa tại Lâm Đồng".

Theo báo cáo của Sở VHTTDL Lâm Đồng: Cùng với việc triển khai các chính sách về kinh tế, những năm qua tỉnh Lâm Đồng đã quan tâm tích cực đến việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa.

Ngành Văn hóa đã mở 52 lớp truyền dạy cồng chiêng ở các địa phương có đồng bào Mạ, K'Ho, Churu sinh sống; tổ chức phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu như: nghi lễ Nhô Wèr của người K'Ho Srê ở Di Linh, hệ thống nghi lễ nông nghiệp của người Mạ ở Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm), lễ Pơ-thi (bỏ mả) của người K'Ho ở Đức Trọng, người Churu ở Đơn Dương... ; tiến hành sưu tầm các di sản văn hóa phi vật thể: dân ca, truyện cổ, phong tục; đầu tư bảo tồn nghề thủ công truyền thống, tín ngưỡng, tri thức dân gian; đưa di sản văn hóa vào phục vụ du lịch.

Tuy nhiên thời gian qua, mặc dù có nhiều giải pháp đã được đưa ra để nhằm khôi phục và bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa trên địa bàn nhưng trong quá trình giao lưu văn hóa, nhiều giá trị văn hóa đang dần mất đi.

Ngày nay đến các buôn làng rất ít khi bắt gặp hình ảnh người phụ nữ ngồi dệt, vắng đi tiếng cồng chiêng trong các nghi lễ của gia đình, dòng họ; vai trò của già làng cũng nhạt dần trong các mối quan hệ cộng đồng...

Bên cạnh đó, việc đầu tư nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số bản địa chưa tương xứng với mức đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống văn hóa ở nhiều thôn, tổ dân phố còn khá nghèo nàn, đơn điệu, mức độ hưởng thụ văn hóa giữa các vùng còn chênh lệch.

Nhất là một số biện pháp bảo tồn văn hóa truyền thống của các cấp chính quyền còn mang tính hình thức, chưa đi vào đời sống thực của người dân, chưa trở thành hoạt động tự thân của cộng đồng nên thiếu tính bền vững…

Đồng bào Mạ bản địa gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống. (Ảnh minh họa)

Sau khi nghe báo cáo của Sở VHTTDL, các đại biểu đã góp ý, phân tích làm rõ thực trạng từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc bản địa như bảo tồn ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết của đồng bào.

Ông Cil Poh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết, huyện Lạc Dương có trên 70% dân số là người K’Ho bản địa. Hiện nay, một số giá trị văn hóa tiêu biểu mang đậm bản sắc của các dân tộc trên địa bàn vẫn được duy trì, nhiều di sản văn hóa vẫn được lưu giữ phát huy như: cồng chiêng và các loại nhạc cụ dân tộc, các lễ hội, các trò chơi và môn thể thao truyền thống, nghề thủ công....

"Giá trị văn hóa dân tộc vừa là tài sản của tộc người, đồng thời là tài sản của quốc gia, việc bảo tồn và phát huy là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách. Vì vậy, cần thường xuyên chú trọng xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa công lập trở thành lực lượng then chốt trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Hướng phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao về cơ sở, quan tâm vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn. Sử dụng một cách hợp lý tài nguyên văn hóa đặc trưng của người dân tộc bản địa để phục vụ hỗ trợ phát triển du lịch, dịch vụ nhằm góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, tạo thu nhập, giải quyết việc làm cho một bộ phần nhân dân; qua đó nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào", ông Cil Poh nêu ý kiến. 

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, trong thời gian tới, bên cạnh viện thực hiện đường lối của Đảng về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan liên quan, thì cần phải giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa.

Đó là mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong đời sống đương đại; nếu chỉ bảo tồn mà không khai thác sẽ gây lãng phí, hạn chế phát huy giá trị; nếu chỉ phát huy mà không bảo tồn thì sẽ gây hủy hoại.

Lâm Đồng có 43 dân tộc anh em, trong đó các tộc người bản địa gồm Mạ, K'Ho, Churu, M'Nông chiếm 17% dân số; hơn 70% là người Kinh và 13% là các dân tộc khác từ nhiều vùng miền trong cả nước đến đây lập nghiệp. 


Vũ Ngân - Thanh Nga

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !