KTNN các nước thực hiện kiểm toán chuyên đề hoạt động phòng chống Covid-19 như thế nào?

Kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2019, COVID-19 đã trở thành một đại dịch toàn cầu, đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, sức khỏe con người và nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

COVID-19 xuất hiện khiến cho rất nhiều quốc gia phải tiêu tốn và huy động cơ sở vật chất từ mọi nguồn, từ ngân sách công cho đến đóng góp của các cá nhân, tổ chức và toàn thể xã hội vào việc phòng chống và khắc phục những tổn thất to lớn từ dịch bệnh.

Việc xuất hiện của COVID-19 là gần như chưa có tiền lệ, với tốc độ lây lan dịch bệnh nhanh chóng trong phạm vi rộng khiến rất nhiều quốc gia lúng túng, bị động trong ứng phó với đại dịch.

{keywords}
 

Với các nguồn lực có hạn, lại phải thích nghi trong thời gian rất ngắn nên chính phủ của các quốc gia trên thế giới gặp rất nhiều khó khăn trong việc ban hành, triển khai và kiểm soát việc thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp để phòng chống và kiểm soát COVID-19.

Trong bối cảnh đó, việc kiểm toán nhà nước (KTNN) tại các quốc gia thực hiện các cuộc kiểm toán chuyên đề ngay từ giai đoạn đầu tiên của thời kỳ xuất hiện đại dịch nhằm đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động phòng chống COVID-19 là hoàn toàn cần thiết và thể hiện sự phản ứng nhanh chóng, kịp thời của cơ quan KTNN. Bài viết này trình bày thực tế việc kiểm toán tại một số quốc gia trên thế giới, điển hình như Kiểm toán nhà nước tại Trung Quốc và Úc, từ đó liên hệ với thực tế của KTNN tại Việt Nam trong việc kiểm toán các hoạt động phòng chống COVID 19.

Thực tiễn của Kiểm toán Nhà nước tại Trung Quốc

Kể từ khi đại dịch Covid 19 bùng phát, Trung Quốc đã đặt ưu tiên cao cho việc phòng ngừa và kiểm soát đại dịch và hành động với nguyên tắc chung là củng cố niềm tin, tăng cường đoàn kết, bảo đảm kiểm soát và điều trị dịch bệnh một cách khoa học và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh với các mục tiêu rõ ràng. Hoạt động phòng chống COVID-19 được ví như cuộc chiến tranh nhân dân chống lại dịch bệnh trên cơ sở huy động nguồn lực của cả nước, thiết lập các cơ chế kiểm soát và điều trị bệnh, hành động cởi mở và minh bạch.

Ngay từ rất sớm, từ cuối năm 2019, đầu năm 2020, Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc (CNAO) đã có chương trình hành động nhanh chóng để tổ chức các cuộc kiểm toán trên phạm vi toàn quốc, ví dụ kiểm toán đặc biệt đối với các quỹ và các nguồn ủng hộ, đóng góp phục vụ cho phòng chống đại dịch. Phạm vi kiểm toán được xác định là các quỹ tài chính, tiền và hàng hóa được quyên góp, ủng hộ, các khoản cho vay nhằm hỗ trợ các nhà cung ứng hoặc sản xuất quan trọng cung cấp các yếu tố đầu vào cho việc phòng chống dịch bệnh. Các vấn đề được ưu tiên kiểm toán bao gồm: (i) tình hình thực hiện các chính sách và quyết định của Chính phủ có liên quan đến việc phòng chống và kiểm soát dịch bệnh; (ii) tình hình thực hiện các chính sách cắt giảm thuế và phí, hỗ trợ về tài chính và cho vay ưu đãi; (iii) tình hình thực tế sử dụng các quỹ cho mục đích phòng chống và kiểm soát dịch bệnh; (iv) tình hình thực tế các cấp sử dụng kinh phí cho công tác phòng chống và kiểm soát dịch do các cơ quan tài chính trung ương và địa phương cấp; (v) tình hình chung trong phân phối và sử dụng các nguồn quyên góp từ cộng đồng. Mục tiêu kiểm toán là tăng cường việc quản lý theo các quy định, sử dụng minh bạch và hiệu quả các quỹ và các điều kiện vật chất cho việc phòng chống và kiểm soát dịch, nhằm đảm bảo cung cấp các vật tư y tế thiết yếu và nhu yếu phẩm hàng ngày trong suốt quá trình đại dịch lây lan, tạo điều kiện cho việc kiểm soát và điều trị COVID-19 thông suốt và hiệu quả. Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc thực hiện kiểm toán trên tinh thần tích cực nhằm nhận diện các vấn đề phát sinh, xác định cách tháo gỡ, sửa chữa và khắc phục các lỗ hổng, từ đó hỗ trợ cho việc cải thiện hoạt động quản lý và các cơ chế một cách kịp thời.

Thực tiễn của Kiểm toán Nhà nước tại Úc
Từ tháng 2 năm 2020, Chính phủ Úc đã đưa ra một loạt các biện pháp chính sách để ứng phó với COVID-19 một cách nhanh chóng, bao gồm: Hạn chế đi lại, kiểm soát biên giới và thực hiện việc kiểm dịch tại biên giới; Hỗ trợ tài chính cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh và các cộng đồng bị ảnh hưởng do dịch bệnh; Hỗ trợ các dịch vụ thiết yếu và cung ứng vật tư y tế quan trọng. Theo kế hoạch Ngân sách cho năm 2021 – 2022 được công bố vào ngày 11 tháng 5 năm 2021, Chính phủ Úc cam kết chi 20 tỷ đô la cho các biện pháp hỗ trợ y tế để phòng chống dịch bệnh COVID–19 và 291 tỷ đô la cho các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế.

Trước những tác động lớn và lâu dài của COVID-19 đối với người dân, với toàn bộ môi trường kinh tế xã hội, từ tháng 4/2020, Văn phòng Kiểm toán Úc (ANAO) đã công bố chiến lược kiểm toán nhiều năm về COVID-19 nhằm có cách thức tiếp cận hợp lý và toàn diện nhất, từ đó triển khai các hoạt động kiểm toán các biện pháp liên quan đến COVID-19. Theo đó, từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021, KTNN Úc đã công bố kết quả các cuộc kiểm toán hoạt động thuộc giai đoạn 1 của Chiến lược kiểm toán cho nhiều năm, nhằm kiểm toán các biện pháp ứng phó sớm của Chính phủ Úc với COVID 19, bao gồm: (i) ứng phó của lực lượng lao động trong quản lý cung ứng các dịch vụ công cộng đối với COVID-19; (ii) kế hoạch và Quản trị các Gói thầu phòng, chống dịch COVID-19 nhằm tăng dự trữ y tế quốc gia; (iii) các biện pháp về dịch vụ trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và quản lý rủi ro doanh nghiệp; (iv) quản lý rủi ro của Cơ quan Thuế Úc liên quan đến việc thực hiện nhanh chóng các biện pháp ứng phó kinh tế trong đại dịch COVID-19; (v) mua sắm và triển khai Kho dự trữ y tế quốc gia.

Thông qua kết quả thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động do KTNN Úc tiến hành, các bài học kinh nghiệm được rút ra liên quan đến các khía cạnh sau: (1) chuẩn bị ứng phó khủng hoảng; (2) Tổ chức quản trị trong trường hợp khẩn cấp; (3). Nhận diện và thực hiện quy trình quản lý rủi ro; (4) huy động các nguồn lực, và lên kế hoạch triển khai nhanh chóng việc thực hiện; (5) quản lý các gói thầu cung ứng trong các trường hợp khẩn cấp; và (6) đánh giá kết quả đạt được và các bài học kinh nghiệm.

Việc thực hiện các cuộc kiểm toán chuyên đề đối với các hoạt động khác nhau do KTNN Úc thực hiện đã tạo ra những giá trị gia tăng nhất định giúp cho các cơ quan nhà nước trong hoàn thiện việc lập các kế hoạch chiến lược và chiến thuật, sắp xếp lại cách thức quản lý và đối phó với khủng hoảng, từ đó khắc phục các lỗ hổng hoặc yếu điểm trong quản lý và điều hành của chính phủ. KTNN Úc đã có những phát hiện kiểm toán quan trọng  liên quan đến các vấn đề cụ thể như: (i) quản lý nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ công trong thời kỳ đại dịch chưa được coi trọng, việc huy động và sử dụng nguồn nhân lực này còn bị động và chưa được đánh giá rủi ro toàn diện; hoặc (ii) việc lập kế hoạch chiến lược dự trữ dược phẩm, vacxin, thiết bị bảo hộ y tế để phòng chống đại dịch chưa thỏa đáng; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ y tế và các cơ quan chính phủ, cơ quan y tế địa phương, và đội ngũ chuyên gia y tế để quản lý và triển khai hiệu quả việc dự trữ; Việc dự trữ trên thực tế đã không thực hiện đúng như theo kế hoạch. Căn cứ vào các phát hiện kiểm toán, ANAO đã đề xuất các khuyến nghị cụ thể. Ví dụ, để đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực trong quản lý và sử dụng nguồn lực công trong các tình huống khẩn cấp thì cần thực hiện theo các phương thức: (i) Thiết lập cách thức mua sắm trung thực, hợp lý ngay từ khi bắt đầu thực hiện; (ii) Lưu trữ tài liệu đầy đủ về việc lập kế hoạch, trong đó có thiết lập các tiêu chí nhất quán để đưa ra các quyết định mua sắm thiết yếu; (iii) Sử dụng các so sánh đối chuẩn để đảm bảo tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực trong mua sắm; Lưu trữ các tài liệu đầy đủ để đảm bảo sự minh bạch trong mua sắm, nhằm hạn chế các sai sót, gian lận và các tiêu cực không nên có trong việc mua sắm sử dụng nguồn lực công.

Mặc dù mới kết thúc giai đoạn 1 trong Chiến lược kiểm toán nhiều năm về phòng chống COVID-19 nhưng KTNN Úc đã đạt được các kết quả kiểm toán đáng khích lệ. Kết quả kiểm toán do KTNN thực hiện đã đúc rút được các kinh nghiệm quý báu từ thực tế thực hiện tốt các hành động để ứng phó với đại dịch. Các kinh nghiệm này cũng được thể hiện và nhấn mạnh trong Bộ công cụ do Ủy ban Dịch vụ Công ban hành để quản lý và điều hành các hoạt động cung cấp dịch vụ công trong thời kỳ đại dịch. KTNN tại Úc cũng đưa ra những dự kiến cho các cuộc kiểm toán chuyên đề liên quan đến COVID-19  trong tương lai và mốc thời gian cụ thể để công bố kết quả kiểm toán. Giá trị các cuộc kiểm toán chuyên đề do KTNN Úc mang lại không chỉ hỗ trợ riêng cho quá trình ứng phó và phòng chống COVID-19 hiệu quả, mà còn có tác dụng hỗ trợ cho quá trình ứng phó các vấn đề khẩn cấp nói chung theo cách thức tiếp cận toàn diện và hợp lý.

Tại Việt Nam, theo kế hoạch, KTNN đã tiến hành các cuộc kiểm toán chuyên đề liên quan đến việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 và các chính sách hỗ trợ từ tháng 2/2022, dự kiến kết thúc và công bố kết quả kiểm toán vào tháng 5/2022.

Từ kinh nghiệm của KTNN tại Trung Quốc và Úc và thực tiễn những khó khăn, vướng mắc, các tồn tại, yếu điểm phát sinh trong quá trình huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho thấy, việc KTNN thực hiện các cuộc kiểm toán chuyên đề này là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển và các chương trình hành động của KTNN trên thế giới.

Chúng ta mong chờ kết quả kiểm toán sẽ thu được những giá trị tốt đẹp, các kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn nhằm đảm bảo cách thức tiếp cận các vấn đề kiểm toán khẩn cấp nói chung và các hoạt động về ứng phó với COVID-19 nói riêng một cách hợp lý, toàn diện và thỏa đáng và đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Bùi Thị Minh Hải - Nguyễn Thị Phương Hoa

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

3 phương án với Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2013/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công thương lấy ý kiến của nhân dân và nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.

Phát triển hiệu quả, bền vững ngành Dệt may và Da giầy Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1250/CĐ-TTg ngày 29/12/2022 chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia, trọng điểm.

Xuất khẩu của Việt Nam 2022: Nhiều con số ấn tượng

Trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa toàn cầu đang chậm lại thì những con số về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam là rất ấn tượng.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, kích cầu tiêu dùng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, hay còn gọi OCOP đang dần khẳng định được chỗ đứng trên bản đồ sản phẩm OCOP Việt Nam, từng bước lan tỏa thị trường quốc tế.

Ngành chăn nuôi gặp khó khi chi phí đầu vào tăng cao

Từ đầu năm 2022 đến nay, chi phí đầu vào sản xuất của ngành chăn nuôi tăng cao, nhưng giá sản phẩm trên thị trường lên, xuống bấp bênh.

Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030: Ưu tiên bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt

Ngày 27/12, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn

Đến năm 2030 phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương…

Đang cập nhật dữ liệu !