Đại học Tây Nguyên nghiên cứu trồng chuối Nam Mỹ tiêu chuẩn VietGAP

Cây chuối già lùn Nam Mỹ cao sản hiện nay được trồng nhiều tại Đắk Lắk cũng như một số tỉnh khác tại vùng Tây nguyên, cho giá trị kinh tế cao.

Tây Nguyên triển vọng về cây chuối

Tây Nguyên với vùng đất đỏ bazan màu mỡ rất thích hợp để trồng chuối. Việc trồng chuối xuất khẩu đã được thực hiện từ nhiều năm nay, đặc biệt là vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) với thương hiệu chuối La Ba.

Tại Đắk Lắk, Công ty CP đầu tư chuối Việt đã trồng 60 ha chuối già lùn Nam Mỹ tại huyện Ea Súp và đang cho xuất khẩu khoảng 3000 tấn/năm. Ngoài ra, Công ty Việt Anh đã triển khai trồng 60 ha chuối tại huyện Ea Súp và huyện Buôn Đôn, bước đầu thu về những kết quả khả quan.

Qua khảo sát thực tế của các nhà khoa học, cho thấy điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại Đắk Lắk rất thích hợp cho việc canh tác chuối theo hướng nông trại lớn. Do đó, việc xây dựng quy trình canh tác cây chuối bền vững và hướng đến tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là hết sức cần thiết.

Ngoài ra, bằng phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học, dần thay thế thuốc bảo vệ thực vật sẽ loại bỏ dư lượng tồn tại trong trái, từ đó tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.

{keywords}
Đại học Tây Nguyên nghiên cứu trồng chuối già lùn Nam Mỹ cấy mô cao sản tiêu chuẩn VietGAP

Theo đề án quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2020, chuối là một trong bốn cây ăn quả chủ lực tại vùng Tây Nguyên. Trồng chuối đạt tiêu chuẩn VietGAP hướng đến xuất khẩu mang lại lợi nhuận rất cao so với các loại cây trồng khác. Người dân địa phương tại các tỉnh Tây Nguyên có thêm sự lựa cho mình trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Theo tính toán của một số công ty trồng chuối, tổng vốn đầu tư trồng 1 ha chuối hết 130–150 triệu đồng, doanh thu sau 1 năm đạt 220 triệu – 250 triệu đồng. Thị trường xuất khẩu chuối hiện nay chủ yếu là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Trung Đông, từng bước xâm nhập vào thị trường EU và Mỹ.

Hiện nay, theo báo cáo của Liên hợp quốc, giá trị giao dịch thị trường hằng năm của trái chuối đạt 4,6 tỉ USD, được kiểm soát bởi 4 công ty lớn: Dole Food Company, Chiquita, Fyffes và Fresh Del Monte.

Với lợi thế đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi và nhân công rẻ, Việt Nam nói chung và vùng Tây nguyên nói riêng có rất nhiều thế mạnh cạnh tranh trong việc phát triển cây chuối theo hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, muốn có được điều này phải hoàn thiện được quy trình chăm sóc và đảm bảo chất lượng, từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp để từng bước ổn định cuộc sống.

Sẽ là cây trồng chủ lực trong tương lai

Vì giá trị của cây chuối già lùn Nam Mỹ cao, sản tương đối lớn nên cần giúp người nông dân ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để canh tác chuối già lùn Nam Mỹ cao sản phù hợp.

Một nhóm các nhà Khoa học thuộc trường Đại học Tây Nguyên đã bắt tay vào nghiên cứu và đã thành công, áp dụng mô hình này ngoài thực tế .

Theo TS. Nguyễn Đình Sỹ (Phó phòng Khoa học và Hợp tác Quốc Tế - Trường ĐH Tây Nguyên), khí hậu tại Tây Nguyên phù hợp với trồng cây chuốn Nam Mỹ cấy mô cao sản. Đây sẽ là một trong những cây trồng chủ lực trong tương lai ở vùng đất đỏ Bazan này .

“Chuối là một trong những cây ăn quả cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như đường, tinh bột, chất xơ, kali, vitamin B6, vitamin C và chất chống oxy hóa. Do đó, chuối đem lại một số lợi ích về sức khỏe như làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kích thích hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng trong quá trình vận động” –  TS. Nguyễn Đình Sỹ cho biết.

{keywords}
Chuối già lùn Nam Mỹ cấy mô cao sản tiêu chuẩn VietGAP

Công trình cải tiến quy trình canh tác chuối già lùn Nam Mỹ cấy mô cao sản (Musa acuminata Cavendish) theo hướng công nghệ cao đã được nghiên cứu tại Đại học Tây Nguyên nhằm giúp chuyển giao công nghệ cho các hộ nông dân, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các vùng lân cận.

Hiện nay, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, việc trồng chuối bằng cây chuối cấy mô là một phương pháp rất hiệu quả và có nhiều ưu điểm so với trồng chuối bằng chồi con như: giá thành rẻ, dễ vận chuyển, độ đồng đều cao, sạch bệnh, có sức sống mạnh, năng suất cao hơn 30% so với gây giống truyền thống, dễ nhân nhanh với số lượng lớn và chủ động được nguồn giống.

Quy trình nhân giống chuối cấy mô tương đối phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật và điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt, nên chỉ phù hợp với các viện nghiên cứu và doanh nghiệp lớn. Mầm cây được nuôi trong ống nghiệm để thành cây con, cây con sau khi được ươm tại vườn ươm 2,5 - 3,0 tháng sẽ đạt chiều cao 25 - 30 cm có thể mang ra trồng được ngay.

Quy trình huấn luyện và chăm sóc giai đoạn vườn ươm cũng như giai đoạn ngoài đồng cũng được  nhiều nhà khoa học nghiên cứu và nhiều công ty lớn áp dụng như Công ty CP đầu tư Chuối Việt tại thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Unifarm tại Bình Dương, hoặc Công ty Huy Long An tại Mỹ Phước - Long An.

Trong quy trình sản xuất nông nghiệp bền vững, đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất là 1 trong những tiêu chí đầu tiên và quan trọng. Trong đó, chất lượng đất trồng và nguồn nước tưới đóng vai trò quyết định.

Cũng liên quan đến công trình nghiên cứu trồng chuối Nam Mỹ bằng phương pháp cấy mô, kết quả phân tích mẫu đất trước khi trồng và nguồn nước giếng đào trong khuôn viên Đại học Tây Nguyên cho thấy hàm lượng một số kim loại nặng như Asen, Cadimi, Chì, Đồng, Kẽm và Thủy ngân thấp hơn rất nhiều so với quy định của bộ tiêu chuẩn QCVN 03 : 2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất).

Ngoài ra, trong thành phần đất trồng, tuyến trùng gây bệnh và sùng đục củ chuối cũng được phân tích đánh giá khả năng gây bệnh của chúng, kết quả cho thấy số tầng suất xuất hiện sùng đục là không phát hiện trong khi mật độ tuyến trùng là rất thấp, đây là nền đất lý tưởng cho canh tác cây chuối.

Từ những kết quả phân tích thu nhận được của các nhà Khoa học tại trường ĐH Tây Nguyên và các đơn vị khác, có thể kết luận được rằng, điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước đủ điều kiện để sản xuất rau củ quả theo hướng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cây chuối già lùn Nam Mỹ sẽ bắt đầu ra hoa sau tháng thứ 7 – 8 kể từ ngày xuống giống và bắt đầu thu hoạch sau 11 – 12 tháng. Để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, buồng chuối được khống chế từ 7 – 8 nải/buồng để cây nuôi trái đạt kích thước cần thiết, sau đó cắt bỏ bắp chuối, hoa cái được tỉa sạch khi trái vẫn còn hướng xuống để tránh chảy nhựa. Buồng chuối được bọc bằng bao nilon nhằm hạn chế sự chích hút của côn trùng và nấm bệnh.

Sau 3 – 4 tháng từ khi trổ buồng, quả chuối được xác định độ chín để thu hoạch và cung cấp ra thị trường. Dựa vào trọng lượng tươi trung bình thu được.

Tuy nhiên, ngoài những mặt thuận lợi cho việc trồng chuối ở Tây Nguyên còn có những mặt hạn chế nhất định như: điều kiện Tây nguyên với hiện tượng lốc xoáy và gió cấp 3-5 thường xuyên diễn ra, làm cho lá chuối bị đánh rách, kết quả dẫn đến  trái chuối không đạt so với các vùng Đông Nam Bộ và Nam Bộ.

Theo khuyến cáo thì người nông dân khi trồng chuối cũng phải chọn lựa chọn địa điểm thích hợp như khu vực gió ít, có sự che chắn của núi đồi để hạn chế những thiệt hại ngoài mong muốn, dạt được năng suất, hiệu quả canh tác cao nhất có thể.

Hải Dương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chuỗi giải pháp giúp doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian

Với chuỗi giải pháp mới do Viettel Post và Vietnam Airlines hợp tác triển khai, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có thể tiết kiệm đến 30% chi phí so với tự vận hành và tối ưu 30% thời gian so với cách làm truyền thống.

Kỳ lân công nghệ Việt Nam tập trung ở 2 lĩnh vực Fintech và Game online

Đại diện Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông cho biết, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ gồm VNG, Sky Mavis, VNPay và Momo, song tập trung ở 2 lĩnh vực trò chơi trực tuyến (Game online) và công nghệ tài chính (Fintech).

Thúc đẩy phát triển “kỳ lân” công nghệ số Việt Nam

Theo Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT, một giải pháp then chốt góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số và kỳ lân công nghệ số là huy động vốn và phát triển thị trường, sản phẩm cho các doanh nghiệp này.

Công nghiệp công nghệ số sẽ là ngành đi đầu trong cách mạng 4.0

Bộ TT&TT đã xác định định hướng đến năm 2025 công nghiệp công nghệ số là ngành đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

Thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng thương mại hóa

Hiện các thiết bị 5G do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất đã được lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ mạng cho người dân sử dụng ở một số khu vực như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

FPT, Viettel nhận Bằng khen của Bộ TT&TT vì thành tích xuất sắc trên thị trường quốc tế

Hai doanh nghiệp Viettel, FPT vừa được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT vì đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế năm 2022.

Việt Nam đã có 70.000 doanh nghiệp công nghệ số

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm ngoái và đạt mục tiêu Bộ đã đề ra cho năm nay.

100% doanh nghiệp đã khai báo online qua nền tảng Cửa khẩu số

Qua 7 tháng triển khai, 100% các doanh nghiệp khai báo trực tuyến trên nền tảng Cửa khẩu số trước khi phương tiện đến các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh của Lạng Sơn.

Tổng giám đốc FPT chia sẻ hành trình đưa công nghệ Việt ra biển lớn

Kể lại câu chuyện của 20 năm trước, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa cho biết, một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ này thành công tại thị trường nước ngoài chính là sự quyết tâm dấn thân.

Đang cập nhật dữ liệu !