Khai thác cảng biển: Hiệu quả còn thấp

Tuy số lượng cảng biển có nhiều và được phân bổ đều từ Bắc vào Nam, nhưng hiệu quả sử dụng và khai thác còn rất thấp.

Việt Nam có lợi thế giao thông đường biển và phát triển cảng biển do gần tuyến đường hàng hải quốc tế (Biển Đông có tuyến hàng hải tấp nập thứ hai trên thế giới), có vùng hấp dẫn kinh tế ven bờ và lục địa rộng lớn và có nhiều thủy hệ ven bờ xây dựng cảng.

Phân tích rõ hơn về vấn đề này, TS. Trần Đức Thạnh, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cho biết: Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộng, bờ biển dài và có chỉ số hàng hải (maritime index) là 0,01 (trung bình 100km2 đất liền có 1 km bờ biển), cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới. Dọc bờ biển có nhiều eo, vũng vịnh sâu, lại gần các trung tâm đô thị lớn, các trung tâm du lịch biển, đảo, các khu vực sản xuất hàng hóa có nhu cầu xuất nhập khẩu khẩu.

Khai thác cảng biển: Hiệu quả còn thấp - ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đến nay, nước ta có khoảng 90 cảng biển lớn nhỏ và gần 100 địa điểm ven biển, ven đảo có thể xây dựng cảng, kể cả cảng ở quy mô trung chuyển quốc tế.

Xét theo tài nguyên vị thế tự nhiên, hệ thống cảng Việt Nam có thể chia thành  4 nhớm: cảng cửa sông (Hải Phòng, Sài Gòn..), cảng vịnh (Cái Lân, Đà Nẵng, Cam Ranh...), cảng đầm phá (Thuận An, Nhơn Hội...) và cảng ven đảo (Bạch Long Vĩ, Phú Quốc....).

Theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg  năm 2009 quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030, hệ thống cảng biển Việt Nam được phát triển theo vùng lãnh thổ, gồm 6 nhóm: Nhóm cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình; Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh; Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi; Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận; Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (bao gồm cả Côn Đảo và trên sông Soài Rạp thuộc Long An, Tiền Giang); Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam).

Cũng có một cách phân loại khác, theo đó, hệ thống cảng biển Việt Nam có các loại cảng quốc gia, địa phương và chuyên dụng. Trong đó, cảng tổng hợp quốc gia là các cảng chính trong hệ thống cảng biển Việt Nam, bao gồm:  Cảng trung chuyển quốc tế như Vân Phong (Khánh Hòa);  Cảng cửa ngõ quốc tế như Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); Cảng đầu mối khu vực như Hòn Gai (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nghệ An, Sơn Dương, Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang, Ba Ngòi (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai, Cần Thơ.

Cảng địa phương có phạm vi hấp dẫn và chức năng phục vụ chủ yếu trong phạm vi địa phương (tỉnh, thành phố). Còn cảng chuyên dụng trong đó có 6 cảng biển chuyên dùng cho khách du lịch quốc tế gồm Hạ Long, Cửa Lò, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc)

Nhìn chung, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển duy trì tốc độ tăng trưởng tốt. Trong năm 2014, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt khoảng 370 triệu tấn. Nhưng chỉ tính riêng 10 tháng năm 2016, tổng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển nước ta đã đạt hơn 387,5 triệu tấn.

Hoạt động giao nhận hàng hóa có tính tập trung cao khi hơn 97% lượng hàng hóa được thông qua tại các cảng thuộc 2 khu vực là Hải Phòng và TP.HCM. Dự kiến đến năm 2020, hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ thông qua 900 - 1.100 triệu tấn/năm và đến năm 2030 thông qua 1.600 - 2.100 triệu tấn/năm.

Dù có rất nhiều lợi thế như nêu trên, song TS. Trần Đức Thạnh thẳng thắn nhìn nhận: “Số lượng có nhiều và được phân bổ đều từ Bắc vào Nam, nhưng hiệu quả sử dụng và khai thác cảng biển rất thấp, rơi vào hội chứng cảng nước sâu trong khi hàng hóa ít, điều kiện tự nhiên không cho phép. Quy hoạch hệ thống cảng biển thiếu tầm nhìn xa, dự báo chưa chính xác. Trong khi đó, cảng nước sâu theo đúng nghĩa để tiếp nhận tàu cỡ 80.000 DWT trở lên hay tàu container khoảng 6000 TEUs còn thiếu và chưa có cảng trung chuyển quốc tế để ngành vận tải biển vươn ra toàn cầu”.

Một minh chứng cụ thể cho sự bất cập trong việc quy hoạch cảng biển là ở Cảng biển Nghi Sơn, Thanh Hóa. Quy hoạch chi tiết Cảng biển Nghi Sơn - Thanh Hóa” đã được Bộ Giao thông – Vận tải phê duyệt tại Quyết định 1401/QĐ-BGTVT, ngày 26–5–2010. Theo đó, tổng diện tích quy hoạch khoảng 2.020 ha, gồm vùng nước hơn 1.100 ha, còn lại là vùng đất. Sau khi có quy hoạch, việc kêu gọi đầu tư được triển khai, nhưng việc đồng ý cho nhiều nhà đầu tư đã “chia nát” từng đoạn cảng. Hiện tại, có những nhà đầu tư chỉ có 500 m cầu cảng để đầu tư, không thuận lợi cho các tàu có trọng tải lớn vào bốc xếp hàng hóa.

Hàng hóa vận tải đường biển quốc tế đa phần là chứa trong các container nhưng tại khu vực cảng biển Nghi Sơn, chưa có bến container nên hàng hóa thông quan qua đây chủ yếu là hàng thô, hàng rời và các linh kiện máy móc phục vụ lắp đặt cho các dự án đang đầu tư xây dựng.

Để khắc phục hiện trạng khai thác cảng biển hiệu quả thấp như nêu trên, rất cần có những giải pháp đồng bộ hơn, quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới.

Bình Minh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !