Xuất siêu gần 5,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm

Theo số liệu được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa kỳ 2 tháng 6/2020 đạt 12,17 tỷ USD, trong khi nhập khẩu là 10,44 tỷ USD.

{keywords}
 

Lũy kế tháng 6, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 22,54 tỷ USD, tăng tới 17,6% so với tháng 5/2020; nhập khẩu đạt 20,64 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 6 đạt tới 1,9 tỷ USD, trong đó riêng kỳ 2 đóng góp 1,73 tỷ USD.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 240,12 tỷ USD, giảm nhẹ 1,4% (tương ứng giảm 3,29 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 122,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% (tương ứng tăng 226 triệu USD) và trị giá nhập khẩu là 117,33 tỷ USD, giảm 2,9% (tương ứng giảm 3,52 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm thặng dư tới 5,46 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước là 1,72 tỷ USD.

Dù là nền kinh tế mở nhưng dưới tác động của dịch bệnh, xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm vẫn tích cực hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan đều suy giảm mạnh). Hai nhóm hàng hỗ trợ lớn cho xuất khẩu trong nửa đầu năm 2020 là máy tính, linh kiện điện tử và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng.

Trong nửa đầu năm 2020, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức tăng 10%. Trong khi đó, Trung Quốc trở thành thị trường có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong H1.2020 với mức tăng trưởng 17,4%.

Trong nửa cuối năm 2020, Mỹ và các nước EU đã dần mở cửa lại nền kinh tế. Điều này mang đến kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phục hồi tích cực, tuy nhiên mức tăng trưởng cho cả năm vẫn sẽ thấp, khoảng 5%.

Hiền Anh

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !