Xuất khẩu gạo tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm 2020

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm, giá trị xuất khẩu gạo đạt 1.717 triệu USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng tăng 5%, lên 3,5 triệu tấn và giá gạo xuất khẩu bình quân tăng 13%, đạt 488 USD/tấn.

Về sản lượng, sản lượng gạo xuất khẩu tăng 5%, lên 3,5 triệu tấn nhờ tăng cường xuất khẩu sang Philippines (chiếm tỷ trọng 39%) và Trung Quốc (chiếm 13%). Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán trong niên vụ 2019/2020, Philippines sẽ phải nhập khẩu xấp xỉ 3 triệu tấn gạo (tăng nhẹ 3%) để cân bằng cung cầu trong nước khi ước tính nguồn cung địa phương chỉ đáp ứng được 77% tổng nhu cầu cả nước (14,3 triệu tấn gạo).

Khi giá gạo Thái Lan ở mức tương đối cao và gạo Ấn Độ gặp khó khăn trong khâu logistic do lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19, gạo Việt Nam có lợi thế hơn, nhờ đó xuất khẩu sang Philippines tăng 13% sản lượng, đạt 1,4 triệu tấn.

Trung Quốc cũng tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam khi sản lượng nhập khẩu tăng mạnh 59% lên 458 ngàn tấn. Nguyên nhân là do những lo ngại về việc sụt giảm sản lượng gạo nội địa của Trung Quốc (giảm 1,8 triệu tấn, xuống còn 146,7 triệu tấn) và tâm lý tích trữ lương thực của người dân nước này.

{keywords}
 

Ngược lại, sản lượng gạo xuất khẩu đã sụt giảm ở một vài quốc gia như Malaysia (-5%, xuống 342 ngàn tấn), Bờ Biển Ngà (-17%, xuống 214 ngàn tấn) hay Iraq (-50%, xuống 90 ngàn tấn).

Về giá bán, trong khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan đều tăng và duy trì ở mức cao trong phần lớn thời gian 6 tháng đầu năm, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ chỉ đi ngang. Cụ thể, giá gạo Thái Lan tăng cao do nguồn cung hạn chế bởi ảnh hưởng của hạn hán. Ngược lại, đồng Rupee giảm giá và thị trường Trung Đông giảm nhập khẩu đã khiến giá gạo Ấn Độ duy trì ở mức thấp.

Giá gạo Việt Nam tăng 13%, lên 488 USD/tấn do nguồn cầu lớn hơn nguồn cung. Cụ thể, nguồn cung giảm khi 5 tháng đầu năm 2020 ngành nông nghiệp Thái Lan đối mặt với vấn đề hạn hán, làm giảm sản lượng thu hoạch. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 buộc Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc dẫn đến việc thiếu hụt nhân sự trong mảng logistic, làm giảm khả năng xuất khẩu. Trong khi đó,  các nước tăng cường dự trữ lương thực trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng và kéo dài.

Ngoài ra, 2 nguyên nhân khác cũng giúp giá gạo xuất khẩu tăng là: Thương hiệu gạo Việt đang dần được nâng tầm, nhờ nỗ lực giảm lạm dụng thuốc BVTV trên cây lúa và gạo ST25 được công nhận “Gạo ngon nhất thế giới năm 2019”. Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo chất lượng cao khi gạo cao cấp và gạo thơm chiếm trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu, cao hơn rất nhiều so với mức 10% của 10 năm trước.

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực từ tháng 8 giúp Việt Nam hưởng ưu đãi với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm).

Ngoài ra, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (dự kiến sẽ giúp Việt Nam xuất khẩu khoảng 100.000 tấn vào EU mỗi năm). Đồng thời, EU cam kết đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm đối với sản phẩm gạo. Sản lượng gạo Việt Nam xuất khẩu qua EU nửa đầu năm 2020 ở mức 13,4 ngàn tấn, dung lượng còn lại trong hạn ngạch là 66,6 ngàn tấn (83%).

Trong khuôn khổ tham vấn song phương với Hàn Quốc, nước này đã đồng ý phân bổ 20 ngàn tấn gạo cho 5 đối tác WTO (gồm Úc, Hòa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam). Riêng Việt Nam, Hàn Quốc sẽ cũng cấp hạn ngạch riêng là 55.112 tấn gạo. 1H2020, Việt Nam chưa xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc nên dung lượng còn lại cho 2H2020 là tương đối lớn.

Ngoài ra, gần đây Philippines (nhu cầu 300.000 tấn gạo), Bangladesh (nhu cầu 200.000 tấn lúa), Trung Quốc và Indonesia cũng đang tìm kiếm những nguồn cung lúa gạo nhằm đảm bảo lương thực trong thời kỳ dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, cạnh tranh sẽ gia tăng từ Ấn Độ và Thái Lan trong thời gian tới. Ở Ấn Độ, với lượng nước lớn nhờ mùa mưa năm nay cùng với việc Chính phủ nước này tăng giá mua đối với lúa gạo nên hoạt động sản xuất gạo đang được đẩy mạnh.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng dành cho xuất khẩu niên vụ 2019/20 của Ấn Độ đạt 11 triệu tấn, tăng 12%. Đồng thời, tính cạnh tranh từ gạo Ấn Độ hiện rất cao khi đồng Rupee giảm giá khiến giá chào bán của nước này thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam và Thái Lan.

Kết quả là, hồi tháng 5 vừa qua, Malaysia đã đăng kí mua 100.000 tấn gạo từ Ấn Độ, cao gấp đôi sản lượng trung bình hàng năm Malaysia nhập từ Ấn Độ.

Trong khi đó, sản lượng gạo xuất khẩu qua Malaysia của Việt Nam có phần chững lại trong nửa đầu năm khi giảm 5% xuống còn 342 ngàn tấn gạo.

Những năm qua, thị trường Trung Đông và châu Phi là những thị trường mới của gạo Việt Nam giúp chúng ta đa dạng hóa thị trường và tăng trưởng. Tuy nhiên, với sản lượng dồi dào nhiều khả năng Ấn Độ sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang 2 thị trường kể trên – là “sân nhà” của gạo Ấn Độ - nên phần nào sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của gạo Việt Nam.

Tại Thái Lan, hạn hán đã kết thúc đã giúp nước này đẩy mạnh hoạt động sản xuất gạo khi lượng mưa năm nay dự kiến nhiều hơn. Với sản lượng dồi dào (sản lượng xuất khẩu dự kiến tăng 18%) và giá bán cạnh tranh hơn so với nửa đầu năm khi giá trị đồng Bath có xu hướng giảm từ tháng 6, dự kiến gạo Thái Lan cũng sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta.

Tuân Nguyễn

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !