Xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm đạt gần 1,55 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu tấn cà phê ra thị trường nước ngoài sụt giảm cả khối lượng và kim ngạch, tuy nhiên giá tăng so với cùng kỳ năm 2020.

{keywords}
Xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm đạt gần 1,55 tỷ USD...

Cụ thể, cả nước xuất khẩu 843.319 tấn cà phê, thu về gần 1,55 tỷ USD, giá trung bình đạt 1.834,8 USD/tấn giảm 10,3% về khối lượng, giảm 2,6% về kim ngạch nhưng giá tăng 8,6%. Riêng tháng 6/2021 xuất khẩu giảm 1,7% về lượng nhưng tăng 2,1% về kim ngạch và tăng 3,9% về giá so với tháng 5/2021.

So với tháng 6/2020 thì tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 0,3%, 14,2% và 13,9%, đạt 128.036 tấn, tương đương 248,59 triệu USD, giá trung bình 1.941,6 USD/tấn.

Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Đức, chiếm 14,3% trong tổng lượng và chiếm 13,5% trong tổng kim ngạch cà phê xuất khẩu của cả nước, đạt trên 120.478 tấn trong 6 tháng đầu năm, tương đương 209,2 triệu USD, giá trung bình 1.736,4 USD/tấn, giảm 20,4% về lượng, giảm 8,3% về kim ngạch nhưng tăng 15,3% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tiếp đến là thị trường Đông Nam Á đạt 82.283 tấn, tương đương 183,18 triệu USD, giá trung bình 2.226,2 USD/tấn, giảm 8,7% về lượng nhưng tăng 3,5% về kim ngạch và tăng 13,4% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 9,8% trong tổng lượng và chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch.

Thị trường Mỹ đứng thứ 3 đạt 60.838 tấn, tương đương 118,91 triệu USD, giá 1.954,6 USD/tấn, giảm 23% về lượng, giảm 16,8% kim ngạch nhưmg giá tăng 8% so với cùng kỳ, chiếm trên 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

Nhìn chung, xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm sang hầu hết các thị trường chủ đạo đều bị sụt giảm cả lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020, nhưng giá xuất khẩu lại tăng. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc lại tăng mạnh 59,6% về khối lượng và tăng 58% về kim ngạch, đạt 28.219 tấn, tương đương 64,18 triệu USD, giá 2.274,2 USD/tấn, chiếm 4% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Thảo Nguyên

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !