Việt Nam tham dự phiên họp của Đại hội đồng LHQ về tình hình Ukraine

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tổ chức phiên họp khẩn để xem xét dự thảo Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ của Nga.

Hôm 7/4, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) tiếp tục tổ chức Phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 về tình hình Ukraine để xem xét dự thảo Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ của Nga.

Dự thảo Nghị quyết nhận được 93 phiếu ủng hộ, 24 phiếu phản đối và 58 phiếu trắng. Trong tuyên bố, Đại hội đồng LHQ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về những cáo buộc vi phạm nhân quyền và cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine.

Một số đại diện phái đoàn ngoại giao nước ngoài cho rằng việc thông qua Nghị quyết có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nỗ lực đàm phán, đối thoại giữa các bên liên quan, đồng thời gây chia rẽ và làm giảm sự tín nhiệm đối với LHQ.

Một số phái đoàn cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết tiếp tục đàm phán ngoại giao và hòa giải liên quan tới chiến sự Nga - Ukraine. Cụ thể, đại diện Nam Phi nhấn mạnh, “Chiến tranh kết thúc khi đối thoại bắt đầu, và chiến tranh kéo dài khi không có đối thoại”.

Sau khi Đại hội đồng xem xét thông qua Nghị quyết, đại diện Nga đã tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền.

Đại diện phái đoàn Liên bang Nga cho biết tư cách thành viên của Nga trong Cao ủy Nhân quyền và Hội đồng Nhân quyền kiên định bảo vệ nguyên tắc hợp tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và quyền bình đẳng.

Ưu tiên hàng đầu của Nga là tăng cường đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Đại diện phái đoàn Liên bang Nga phủ nhận những cáo buộc “dựa trên những sự kiện đã được dàn dựng, và chiến dịch lan truyền tin giả vô căn cứ” nhằm vào Nga liên quan tới việc vi phạm nhân quyền ở Ukraine.

{keywords}
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Đại sứ khẳng định Việt Nam quan ngại trước tình hình Ukraine và các báo cáo gần đây về thương vong với dân thường Ukraine. Việt Nam phản đối mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế, đồng thời cho rằng cần xác minh, kiểm chứng các thông tin gần đây một cách công khai, minh bạch, khách quan, với sự hợp tác của các bên liên quan.

Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam kêu gọi các bên giảm căng thẳng, ngừng bắn, nối lại đối thoại, tìm giải pháp lâu dài cho các bất đồng trên cơ sở tính tới quyền và lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Đại sứ khẳng định quan điểm của Việt Nam là các trao đổi, quyết định của các cơ quan, tổ chức quốc tế cần tuân thủ đúng quy trình, thủ tục hoạt động của mình, mọi trao đổi, quyết định của Đại hội đồng cần dựa trên thông tin được kiểm chứng, khách quan, minh bạch, với sự hợp tác của các bên liên quan và có sự tham vấn rộng rãi với các nước.

Ngoài ra, LHQ và cộng đồng quốc tế nên tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực đối thoại, thương lượng ngoại giao giữa các bên liên quan để tìm kiếm giải pháp hòa bình, toàn diện.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !