Việt Nam tham dự họp về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine

Sáng 28/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thảo luận mở định kỳ về tình hình Trung Đông, bao gồm vấn đề Palestine.

Phó Điều phối viên đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về tiến trình hoà bình Trung Đông, bà Lynn Hastings và Giám đốc tổ chức Ir Amim, bà Yudith Oppenheimer, đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp.

Các báo cáo viên cho biết, bạo lực vẫn diễn ra thường xuyên tại Bờ Tây, tình trạng căng thẳng giữa người định cư Israel và người Palestine vẫn tiếp diễn. Phía Israel tiếp tục có các hoạt động định cư tại Bờ Tây, phá huỷ nhà cửa của người Palestine và đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng thời gian qua. Chỉ riêng các vụ va chạm liên quan đến khu vực tiền đồn Evyatar đã gây ra bạo lực liên tục khiến 460 người bị thương.

Phó Điều phối viên của LHQ kêu gọi phía Israel chấm dứt các hoạt động này, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và cho phép người Palestine xây dựng cộng đồng của mình. Ngoài ra, tình hình ngân sách của Cơ quan cứu trợ và hành động của LHQ (UNRWA) hiện đang rất khó khăn, không đủ nguồn lực để bảo đảm các hoạt động cứu trợ nhân đạo theo chương trình đề ra.

Các nước thành viên HĐBA bày tỏ lo ngại về nguy cơ căng thẳng gia tăng trở lại tại nhiều nơi ở Palestine và hoan nghênh các nỗ lực của các nước, các tổ chức quốc tế nhằm củng cố lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas.

Nhiều nước thể hiện lập trường phản đối và kêu gọi chấm dứt các hoạt động của Israel mở rộng các khu định cư tại Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem, phá huỷ, tịch thu nhà cửa, tài sản của người Palestine. Một số nước nhắc lại lập trường phản đối Hamas bắn rocket về phía Israel trong thời gian xảy ra căng thẳng.

Trong khi đó, một số nước lên án Israel vừa qua tiếp tục có một số lần không kích dải Gaza, vi phạm lệnh ngừng bắn. Nhiều nước nhấn mạnh cần thiết bảo đảm thuận lợi cho các hoạt động nhân đạo và tái thiết cho Gaza sau xung đột và kêu gọi các nhà tài trợ tăng cường đóng góp cho ngân sách của UNRWA.

{keywords}
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý phát biểu tại cuộc họp. Nguồn: Phái đoàn VN tại LHQ

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực tiếp tục xảy ra, đặc biệt là ở Bờ Tây, đồng thời kêu gọi các nhà chức trách Israel hạn chế sử dụng vũ lực quá mức cần thiết, đặc biệt là việc sử dụng đạn thật nhằm vào dân thường. Đại sứ cho rằng các hành động bạo lực và phát ngôn mang tính kích động đang khắc sâu thêm sự chia rẽ giữa người Israel và người Palestine và gây khó khăn cho các nỗ lực hòa bình.

Để tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm giải pháp, Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng cần chấm dứt các hoạt động định cư bất hợp pháp tại Bờ Tây, dừng việc phá huỷ tài sản, nhà cửa của người Palestine và tôn trọng nguyên trạng các khu vực thánh địa tại Jerusalem. Đại sứ cũng nhấn mạnh hậu quả của xung đột đối với trẻ em tại khu vực bị ảnh hưởng và kêu gọi các bên có các biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ em trong xung đột.

Về tiến trình hoà bình, Đại diện của Việt Nam hoan nghênh những tín hiệu tích cực gần đây mở đường cho đối thoại và kêu gọi các nhà lãnh đạo của tất cả các bên liên quan hành động khẩn cấp để phục hồi tiến trình hòa bình, tập trung nỗ lực vào các biện pháp và bước đi mang tính dài hạn.

Việt Nam hoan nghênh tất cả các sáng kiến hướng tới một giải pháp công bằng, toàn diện và bền vững cho vấn đề Palestine, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ đối với giải pháp hai Nhà nước.

Về vấn đề nhân đạo và tái thiết Dải Gaza sau xung đột, Trưởng Phái đoàn Việt Nam kêu gọi tất cả các bên tăng cường hợp tác để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động này. Việt Nam đánh giá cao vai trò của các cơ quan của LHQ trong công tác cứu trợ nhân đạo và tái thiết, đồng thời kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế tiếp tục tăng cường các hoạt động viện trợ để giúp đỡ người Palestine trong điều kiện khó khăn hiện nay.

T.M

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !