Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77

Việt Nam đã được bầu trở thành một trong 21 Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77.

Hôm 7/6, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã bầu các chức danh Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77 nhiệm kỳ 2022 - 2023.

Đại sứ người Hungary Csaba Korosi đã trở thành tân Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77 nhiệm kỳ 2022- 2023 để thay thế ông Abdulla Shahid, người Maldives làm Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 76.

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohammed. (Ảnh: Nhật Bắc)

Ngoài ra, Việt Nam được bầu trở thành một trong 21 Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77. Theo đó, Việt Nam sẽ đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77 trong một năm kể từ ngày 13/9.

Các nước khác cùng trúng cử làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77 gồm có Benin, Burundi, Kenya, Mauritania, Niger, Zimbabwe (khu vực châu Phi), Malaysia, Nepal, Tajikistan, Turkmenistan (khu vực châu Á - Thái Bình Dương), Chile, El Salvador, Jamaica (Mỹ Latinh), Estonia (Đông Âu) và Israel, Australia (khu vực Tây Âu và các nước khác).

Đại hội đồng là một trong 6 cơ quan chính của LHQ, nhưng là cơ quan duy nhất của LHQ có đại diện của tất cả 193 nước thành viên.

Đại hội đồng LHQ có thẩm quyền rộng trong các lĩnh vực hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; có quyền thảo luận và đưa ra kiến nghị về các vấn đề thuộc phạm vi Hiến chương hoặc bất kỳ vấn đề nào thuộc thẩm quyền của các cơ quan của LHQ, nhằm thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trên phạm vi toàn cầu.

Trước đó, trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ, vào sáng 16/5, tại trụ sở LHQ ở New York, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Phó Tổng Thư ký LHQ Amina Mohammed.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu 45 năm Việt Nam gia nhập LHQ, đối tác tin cậy hàng đầu vì hòa bình, hợp tác phát triển trên thế giới và người bạn tin cậy, gắn bó lâu dài của Việt Nam trong mọi chặng đường phát triển đất nước. Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục phát huy vai trò, đóng góp tích cực và xây dựng hơn nữa vào công việc chung của LHQ ở cả 3 trụ cột an ninh – chính trị, phát triển và quyền con người.

Vào ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập LHQ, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Quan hệ hợp tác Việt Nam - LHQ trong hơn 45 năm qua đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của ta với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè và tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước.

Việt Nam được LHQ và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Với những đóng góp trên, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của LHQ và ghi được nhiều dấu ấn, bản sắc của riêng mình tại các cơ quan như tại Hội đồng Bảo an LHQ (UNSC), Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC), Hội đồng Kinh tế - xã hội (ECOSOC).

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !