Việt Nam đề cao giải pháp chính trị toàn diện để ổn định tình hình Syria

Việt Nam đề cao giải pháp chính trị toàn diện để ổn định tình hình Syria nhằm đem lại ổn định cho người dân nước này sau 10 năm nội chiến. 

Hôm 26/5, Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc (LHQ) đã họp định kỳ về tình hình tại Syria bằng hình thức trực tuyến. Tại cuộc họp, các đại sứ tham gia cuộc họp nhấn mạnh nếu như các bên tham chiến ở Syria chỉ “quan tâm nhiều tới quản lý xung đột thay vì đưa ra giải pháp chấm dứt xung đột", cuộc chiến ở Syria có thể kéo dài sang nhiều thế hệ.

Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Syria là ông Geir O. Pedersen và Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách vấn đề nhân đạo Mark Lowcock đã báo cáo cập nhật cho Hội đồng Bảo An về tiến trình chính trị và tình hình nhân đạo tại Syria.

{keywords}
Xung đột ở Syria vẫn tiếp diễn ở một số khu vực gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của dân thường. (Ảnh: AsiaNews)

Về phần mình, ông Pedersen đã chỉ ra những thách thức về vấn đề nhân đạo và an ninh đối với Syria xuất phát từ sự tụt dốc của nền kinh tế, đại dịch Covid-19, di cư, bắt giữ và đánh đập, lạm dụng nhân quyền, cũng như xung đột ở nhiều khu vực vẫn tiếp diễn trên lãnh thổ Syria.

Ông Pedersen nhấn mạnh, trong khi phần lớn tình hình chiến sự trên lãnh thổ Syria đã trở về trạng thái yên ắng cùng việc Nga trở thành nhà trung gian hòa giải đưa ra những nỗ lực hạ nhiệt cuộc chiến ở Qamishli, thì những vụ bắn đạn pháo và không kích vẫn thường xuyên xuất hiện, cũng như có tần suất gia tăng ở phía tây bắc Syria.

Cũng trong ngày 26/5, cuộc bầu cử Tổng thống ở Syria đã được tiến hành. Kể từ khi nội chiến bùng nổ ở Syria vào năm 2011, đây là lần thứ 2 quốc gia này tiến hành bầu cử. Trong khi phần lớn lãnh thổ Syria đã nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Damascus, một số khu vực ở phía bắc và đông vẫn đang thuộc sự quản lý của các lực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và một vài nhóm phiến quân.

Các báo cáo viên cũng nhấn mạnh tình cảnh đặc biệt khó khăn của người dân Syria trong bối cảnh tiến trình chính trị tiếp tục bế tắc, đàm phán giữa chính phủ và phe đối lập tại Ủy ban Hiến pháp do LHQ làm trung gian chưa có tiến triển cụ thể.

Trong khi đó, Phó Tổng Thư ký Lowcock đề cập thách thức nhân đạo mới tại khu vực đông bắc Syria khi mà mực nước sông Euphrates liên tục giảm. Con sông này là nguồn cung cấp nước uống cho khoảng 5,5 triệu người dân Syria hay nước dùng cho sản xuất điện và nuôi trồng cho hàng triệu hộ gia đình tại khu vực này. Ông Lowcock cũng kêu gọi các bên liên quan như Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sớm hợp tác giải quyết vấn đề này.

Ngoài ra, ông Lowcock còn chú trọng tới hoạt động cứu trợ nhân đạo cho người dân Syria sau khi một cuộc khảo sát vào tháng Tư cho thấy, những người trưởng thành trong mỗi gia đình ở Syria đang phải tự cắt khẩu phần ăn để nhường lại cho trẻ nhỏ. Tình trạng thiếu nhiên liệu và giá nhiên liệu tăng cao vẫn tiếp diễn ở Syria gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người tại thường Cộng hòa Hồi giáo. Chưa hết, những vụ tấn công vào các cơ sở y tế khiến người dân vô cùng hoang mang. Bên cạnh đó, hơn 60.000 người Syria bao gồm rất nhiều trẻ em vẫn đang phải sống trong các trại tị nạn trong điều kiện sống không thể chấp nhận được.

Trong cuộc họp, các thành viên Hội đồng Bảo An nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy giải pháp chính trị trên cơ sở Nghị quyết 2254 của HĐBA để giải quyết dứt điểm khủng hoảng tại Syria, trong đó đặc biệt là đẩy mạnh tiến trình đàm phán tại Ủy ban Hiến pháp.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh vai trò trung tâm của một giải pháp chính trị toàn diện nhằm đem lại ổn định cho người dân Syria. Việc xây dựng lòng tin, đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao và duy trì tình hình an ninh ổn định đóng vai trò đặc biệt quan trọng để hỗ trợ tiến trình chính trị này.

Về tình hình nhân đạo, Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ quan ngại về tình hình ngày một xấu đi tại Syria, trong đó có vấn đề mất an ninh lương thực, thiếu hụt hàng hoá cơ bản, tác động nặng nề của Covid-19 và an ninh nguồn nước.

Đại sứ kêu gọi tăng cường hợp tác trong vận chuyển hàng hoá viện trợ nhân đạo khắp Syria, thúc đẩy hỗ trợ quốc tế nhằm bảo đảm hoạt động nhân đạo, trong đó đặt trọng tâm vào việc cung cấp vắc-xin Covid-19 trong giai đoạn hiện nay.

Minh Thu 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !