Dưa lưới đắt đỏ cũng ế thừa mùa dịch, tìm cách mở lại đường xuất khẩu đặc sản

Hàng loạt nông sản như dưa lưới, nhãn, thanh trà…đang bước vào vụ thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tắc đầu ra, giá giảm.

Tại xã Hoà Ninh (Hoà Vang, Đà Nẵng), hàng tấn dưa lưới của bà con đến kỳ thu hoạch nhưng bị ùn ứ, không tiêu thụ được.

Ông Nguyễn Hà Nam, Chủ tịch huyện Hoà Vang cho biết, trên địa bàn huyện có khoảng 20 ha trồng dưa. Do ảnh hưởng của dịch nên vừa qua, việc tiêu thụ của bà con gặp nhiều khó khăn.

{keywords}
Nhiều nông sản gặp khó khăn tiêu thụ, giá giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 

Gia đình chị Minh Thư có 1ha trồng dưa lưới, trước dịch, dưa lưới được thương lái đến thu mua hàng chục tạ/ngày với giá 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 xảy ra, các đơn hàng huỷ, giá dưa giảm xuống còn 30.000-40.000 đồng/kg. Những quả dưa chín quá không bán được đành đem ủ để làm phân.

“Trước tôi vẫn đóng hàng gửi đi Đắk Lắk, Quảng Ninh, cửa hàng thực phẩm sạch ở Đà Nẵng…nhưng do dịch, vận tải khó khăn, sức mua giảm nên việc tiêu thụ khó khăn. Mấy ngày qua, may nhờ chia sẻ trên mạng xã hội nên mọi người đã giải cứu giúp gần 4 tạ dưa”, chị Thư nói.

Còn tại Thừa Thiên Huế, bưởi thanh trà đã vào vụ mùa thu hoạch. Năm nay bưởi được mùa nhưng giá giảm 20-30% so với năm ngoái. Hiện bưởi thanh trà có giá từ 30.000-35.000 đồng/kg. Đà Nẵng là địa phương tiêu thụ lớn quả bưởi thanh trà tuy nhiên năm nay do tình hình dịch bệnh khiến lượng tiêu thụ giảm mạnh.

Tại Hưng Yên- một trong những địa phương trồng nhãn lớn nhất cả nước, với diện tích hơn 4.600 ha, sản lượng ước khoảng 50.000 tấn.Tuy nhiên, năm nay, nhãn rớt giá chưa từng có. Giá nhãn bán tại vườn hiện chỉ dao động ở mức 12.000-15.000 đồng/kg. Đối với vải loại 2, loại 3 giá chỉ 7.000-10.000 đồng/kg.

Ông Trần Văn Mý-Chủ tịch HTX cây ăn quả đặc sản Quyết Thắng (Tân Hưng, Hưng Yên) cho biết, nguyên nhân giá giảm là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thương lái thu mua giảm, nhãn không xuất được sang Trung Quốc. Với mức giá này, bà con nông dân coi như hoà vốn.

Xuất khẩu nhãn đi Mỹ năm nay cũng tắc đầu ra do tác động của dịch Covid-19, các chuyên gia kiểm dịch của Mỹ chưa thể sang Việt Nam để chứng nhận cho các lô hàng đủ điều kiện xuất khẩu. Hưng Yên đã đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nội địa để giúp người trồng nhãn tìm đầu ra như giới thiệu, dưa nhãn vào chuỗi cửa hàng, siêu thị, gia tăng chế biến long nhãn…

Ông Lê Minh Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hưng Yên cho biết, có 131 ha diện tích quả nhãn Hưng Yên được cấp mã số vùng trồng để phục vụ thị trường xuất khẩu khó tính như Mỹ, Úc…Tuy nhiên năm nay nhãn chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong nước.

“Từ đầu vụ nhãn, có nhiều doanh nghiệp uy tín trong xuất khẩu đã đến cam kết thu mua, họ đã làm thủ tục, lấy mẫu giám định lại…Quả nhãn đạt các tiêu chuẩn để xuất khẩu vào các thị trường khó tính tuy nhiên do dịch Covid-19, lượng xuất khẩu chính ngạch rất hạn chế, tiêu thụ theo hợp đồng ký kết cũng gặp khó khăn”, ông Nam cho hay.

Không chỉ quả nhãn, các nông sản của Việt Nam như thanh long, chôm chôm, xoài…cũng bị ảnh hưởng không nhỏ do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Theo yêu cầu của Mỹ, với các loại trái cây đã được Mỹ cho phép nhập khẩu từ Việt Nam, phải được chuyên gia của Cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) trực tiếp kiểm dịch, giám sát quy trình chiếu xạ tại nhà máy ở TP.HCM được APHIS chứng nhận.

Tuy nhiên, từ tháng 3/2020 trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Mỹ đã yêu cầu các chuyên gia quay về nước, khiến việc xuất khẩu trái cây sang Mỹ bị ngưng trệ trong thời gian qua.

Để mở cửa thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã thương thảo, đàm phán với Mỹ cử chuyên gia sang Việt Nam.

Bộ NN&PTNT đã gửi văn bản đề xuất Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 cho phép chuyên gia Mỹ sang Việt Nam trên các chuyến bay sớm nhất. Được biết, phía Mỹ đã đồng ý cử chuyên gia trở lại, giúp hoạt động xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Mỹ được khơi thông trong thời gian tới.

Diệu Thuỳ

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !