Hợp tác với Hà Lan tìm giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước

Chiều ngày 12/5/2022, Tọa đàm khoa học với chủ đề “Ô nhiễm nguồn nước tại khu công nghiệp và các giải pháp”, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đã được tổ chức.

 

Buổi tọa đàm do Đại sứ quán Hà Lan, Tổng lãnh sự quán Hà Lan và Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) phối hợp cùng Trường Đại học Văn Lang tổ chức.

Tọa đàm có sự tham dự của TS. Laurent Umans (trình bày trực tiếp) - Bí thư thứ Nhất, phụ trách mảng Nước và Biến đổi Khí hậu, ĐSQ Vương quốc Hà Lan; TS. Katarzyna Kujawa (trình bày online) – Giảng viên tại Wageningen University & Research; ông Lê Minh Trương (trình bày online) – Wageningen University & Research; Ông Roger Pung (trình bày online) – Giám đốc kinh doanh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ Royal Haskoning DHV; PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang; PGS. TS. Lê Thị Kim Oanh - Trưởng khoa Môi trường Đại học Văn Lang,... cùng các khách mời.

Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đã trở thành một vấn nạn thế giới phải đương đầu; trong đó cấp bách nhất phải kể đến ô nhiễm môi trường nước. Việc công nghiệp hóa, lạm dụng tài nguyên nước và quản lý nguồn nước thiếu hiệu quả đang là nguyên nhân chính khiến thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng rơi vào tình trạng đáng báo động và sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu con người không sớm tìm ra giải pháp khắc phục.

{keywords}
Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo.

Trong Tọa đàm Khoa học chủ đề “Ô nhiễm nguồn nước tại khu công nghiệp và các giải pháp”, các chuyên gia môi trường sẽ thảo luận các vấn đề về tái sử dụng, tái chế và đa dạng hóa nguồn nước trong công nghiệp, từ đó đóng góp vào việc bảo vệ nguồn nước, góp phần xây dựng sửa đổi Luật Tài Nguyên Nước trong 2 năm tới của Chính phủ Việt Nam. Các nội dung của Tọa đàm được xây dựng từ kết quả Dự án nghiên cứu ENTIRE - ENabling susTainable Industrial development in Vietnamese delta’s: REducing, Recycling and multi-sourcing industrial water (Phát triển công nghiệp bền vững tại các đồng bằng của Việt Nam: Tái sử dụng, tái chế và đa dạng hóa nguồn nước công nghiệp), do Đại học Wageningen (Hà Lan) và Trường Đại học Văn Lang đồng chủ trì.

Tham dự Tọa đàm, NCS. ThS. Lê Minh Trường – Khoa Môi trường, Trường Đại học Văn Lang trình bày kết quả chính từ dự án ENTIRE, đề xuất quy trình tái sử dụng nguồn nước thải bằng công nghệ đất ngập nước và trao đổi ion nhằm nâng cao chất lượng nước tái sử dụng trong các hoạt động của Khu công nghiệp. Công nghệ tái sử dụng nước thải đã qua xử lý nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm còn lại bao gồm chất hữu cơ (biểu thị thông qua chỉ số COD), các chất dinh dưỡng (biểu thị thông qua chỉ số ammonia, nitrate và sulfate), và một số kim loại nặng.

Thành lập từ năm 1995, Văn Lang là một trong những trường tư thục lâu đời, có kinh nghiệm đào tạo đa ngành, có nền tảng chuyên sâu về nhóm ngành Công nghệ. Dự án nghiên cứu ENTIRE một lần nữa khẳng định vai trò dẫn đầu về chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường của Khoa Môi trường VLU. Hiện nay, Khoa Môi trường Đại học Văn Lang đang đào tạo 3 ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, ngành Quản trị Môi trường Doanh nghiệp và ngành Thiết kế xanh, với cam kết 100% cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, trong đó, ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo quốc tế AUN-QA.

Sau gần 25 năm hợp tác với Đại học Wageningen trong lĩnh vực đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành Môi trường, đồng thời nhận chuyển giao chương trình đào tạo ngành Công nghệ Môi trường về Văn Lang từ dự án REFINE (Research and Education for Industry and Environment); tính đến nay, Trường Đại học Văn Lang duy trì hợp tác với chính phủ Hà Lan và Đại học Wageningen qua các dự án về công nghệ xử lý và quản lý nguồn nước, chất thải rắn và Biến đổi khí hậu,.

Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, chính sách của chính phủ Hà Lan tập trung vào: Thích ứng với biến đổi khí hậu (bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lũ lụt và bảo vệ nguồn cung cấp nước ngọt, sản xuất nông nghiệp, môi trường và sức khỏe…); Giảm phát thải khí nhà kính (bằng cách chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng bền vững, như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, chăn nuôi gia súc…).Hà Lan đang phấn đấu trở thành nước dẫn đầu thế giới về các công nghệ thông minh, sạch và tiết kiệm năng lượng. Chính quyền Trung ương hỗ trợ phát triển và tiếp thị các công nghệ mới.

K.Chi 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !