Tờ khai xuất khẩu gạo của 22 doanh nghiệp không có giá trị làm thủ tục hải quan

Tối muộn ngày 25/4, Tổng cục Hải quan phát đi thông tin hỏa tốc về tờ khai xuất khẩu gạo của 22 doanh nghiệp không nằm trong danh mục được công bố tại Công văn 2638/TCHQ-GSQL ngày 24/4/2020 của Tổng cục Hải quan.

 

{keywords}
 

Theo thông báo tại văn bản 2650/TCHQ-GSQL ngày 24/4, Tổng cục Hải quan thiết lập hệ thống để cộng trở lại hạn ngạch số lượng 38.642,56 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4/2020.

Tuy nhiên qua kiểm tra hệ thống, phát hiện khoảng thời gian từ 18h45 đến 19h45 ngày 25/4 có 22 doanh nghiệp không thuộc danh sách doanh nghiệp công bố tại văn bản số 2638/TCHQ-GSQL ngày 24/4 của Tổng cục Hải quan thực hiện khai các tờ khai xuất khẩu gạo vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Tổng cục Hải quan thông báo các tờ khai không có giá trị làm thủ tục hải quan. Theo đó, danh sách doanh nghiệp và số lượng gạo đã tập kết tại khu vực cảng biển, cửa khẩu trước ngày 24/3/2020 theo bảng sau:

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Trước đó, vào chiều 24/4, Tổng cục Hải quan có văn bản hỏa tốc gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thông báo đã thiết lập trên hệ thống VNACCS/VCIS để các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký tờ khai hải quan từ 0 giờ 00 phút ngày 25/4/2020 đến hết ngày 30/4/2020 đối với các lô hàng gạo đã đưa vào cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa được đăng ký tờ khai hải quan.

Theo đó, các doanh nghiệp thuộc danh sách chi tiết tại phụ lục thực hiện việc đăng ký tờ khai hải quan với số lượng gạo đăng ký trên tờ khai hải quan không được vượt quá số lượng gạo thực tế đã đưa vào cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế có văn bản xác nhận của doanh nghiệp kinh doanh cảng trong đó nêu rõ số lượng gạo đã đưa vào trước ngày 24/3/2020, còn lưu giữ tại cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế, chi cục hải quan xác nhận và lưu hồ sơ hải quan.

Trường hợp các doanh nghiệp có lô hàng gạo đang lưu giữ tại các cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế từ trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa được tổng hợp trong danh sách thì gửi thông tin chi tiết về Tổng cục Hải quan kèm xác nhận của cơ quan Hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng để được cập nhật vào hệ thống.

Đối với các tờ khai hải quan đã được đăng ký trong hạn ngạch 400.000 tấn nhưng quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, doanh nghiệp không xuất trình hàng hóa để cơ quan Hải quan kiểm tra, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai hải quan theo quy định và báo cáo về Tổng cục Hải quan trước 9 giờ 00 phút ngày 27/4/2020.

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hoàn toàn chịu trách nhiệm trong trường hợp đến thời điểm nêu trên, Tổng cục Hải quan không nhận được báo cáo các tờ khai hủy trên hệ thống.

Trên cơ sở số lượng hàng hóa của tờ khai hủy, Tổng cục Hải quan sẽ hồi lại hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 4/2020, thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử hải quan và thiết lập trên Hệ thống VNACCS/VCIS để các doanh nghiệp tiếp tục đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu từ 0 giờ 00 phút ngày 28/4/2020 theo các nguyên tắc quản lý hạn ngạch quy định tại Điều 2 Quyết định 1106/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Hướng dẫn của Tổng cục Hải quan trên cơ sở ý kiến của Bộ Công Thương tại công văn 2916/BCT-XNK ngày 24/4/2020 trả lời công văn số 5005/BTC-TCHQ ngày 23/4/2020 về việc xử lý đối với các lô hàng gạo đã đưa vào cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa được đăng ký tờ khai hải quan theo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng.

Hải Ngọc

Từ 0h ngày 26/4, có thêm 38.000 tấn gạo được xuất khẩu

Từ 0h ngày 26/4, có thêm 38.000 tấn gạo được xuất khẩu

Tổng cục Hải quan cho biết, qua thống kê trên hệ thống của cơ quan Hải quan thì 38.642,56 tấn gạo nếp đã đăng ký tờ khai hải quan được cộng trở lại số lượng hạn ngạch gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4/2020.

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !