Xử lý chuyển giá chuẩn chỉnh để thu hút vốn ngoại

Theo Kiểm toán nhà nước, Việt Nam có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó, nhiều doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp, tuy nhiên không có có sở để khẳng định các doanh nghiệp này đang chuyển giá bất hợp pháp.

“Chuyển giá” luôn là một vấn đề nổi cộm trong quản lý thuế, không chỉ ở Việt Nam mà ở cả nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt khi hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề tranh cãi về khái niệm “chuyển giá” và cách thức xác định cũng như xử lý các giao dịch liên kết. Chính vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết phù hợp với các thông lệ quốc tế là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính minh bạch và ổn định của môi trường đầu tư.

{keywords}
 

Theo lý thuyết, chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn hay nhóm liên kết không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các tập đoàn hay của nhóm liên kết. Đầu tiên phải khẳng định, chuyển giá là một hoạt động phổ biến trong các tập đoàn cả trong và ngoài nước. 

Liệu lỗ kéo dài mà vẫn đầu tư là dấu hiệu chuyển giá?

Có khá nhiều cơ quan quản lý và người tiêu dùng đặt vấn đề “nghi vấn chuyển giá” cho một số doanh nghiệp lỗ kéo dài nhiều năm mà vẫn đầu tư. Quan điểm này cần phải xem xét lại từ cả góc độ chuyên môn và thực tiễn.   

Trong một cuộc trao đổi với Thời báo Tài chính Việt Nam gần đây, chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh đã bày tỏ quan điểm “Nếu chỉ căn cứ vào việc một doanh nghiệp nào đó liên tục báo lỗ, nhưng vẫn mở rộng sản xuất và đầu tư, thì chưa đầy đủ, chưa đúng bản chất và thiếu tính thuyết phục, do có vô vàn lý do để xảy ra tình trạng đó... cốt lõi để phát hiện chuyển giá chính là nắm được giá thị trường để làm căn cứ phát hiện và xử lý những giao dịch dựa trên quan hệ liên kết với giá phi thị trường.”

Trên thực tế có khá nhiều tập đoàn lớn đa quốc gia vì lý do giữ thị trường và thị phần, sẵn sàng kinh doanh lỗ trong nhiều năm và tiếp tục đầu tư để hy vọng có thể thay đổi tình hình trong tương lai.

Đối với những tập đoàn này, việc giữ lại một thị trường và thương hiệu trên thị trường đó thay vì đóng cửa bỏ đi khỏi thị trường và làm hàng chục ngàn người mất việc có giá trị lớn hơn nhiều so với số lỗ mà họ phải chịu.

Chính vì thế mà rất nhiều tập đoàn đa quốc gia có thương hiệu mạnh chịu lỗ đến 10 -20 năm để duy trì thương hiệu của họ trên thị trường.

Theo Kiểm toán nhà nước, Việt Nam có khoảng 50% doanh nghiệp FDI kê khai lỗ, trong đó, nhiều doanh nghiệp thua lỗ liên tục trong nhiều năm liên tiếp. Nhưng nếu chỉ nhìn vào con số nói trên thì không thể khẳng định tất cả những doanh nghiệp này đang chuyển giá bất hợp pháp.

Vì vậy các cơ quan quản lý và người tiêu dùng cần đánh giá một cách khách quan và tránh có kết luận vội vàng khi chưa có căn cứ để tránh ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Việc hiểu rõ về khái niệm “chuyển giá”, cũng như xác định rõ bản chất của các giao dịch liên kết và hoạt động chuyển giá trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng để phân định đây là một hoạt động tài chính thông thường hay là một hành vi lạm dụng chuyển giá nhằm mục đích trốn thuế. Khi đã có sự đồng thuận về cách hiểu giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, các vấn đề đều sẽ được giải quyết trên cơ sở minh bạch, rõ ràng, đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả nhà nước và doanh nghiệp. 

Xử lý “chuyển giá” hiệu quả, theo thông lệ quốc tế

Theo TS. Vũ Đình Ánh, muốn xác định được lợi nhuận thực, phải xác định được giá trị đầu tư thực, xác định được doanh thu thực và chi phí thực.

Trong khi chúng ta còn quá nhiều lỗ hổng trong quản lý doanh thu, chi phí thực của DN thì hô hào xác định lợi nhuận thực, hay lợi nhuận hoạt động của DN để chống chuyển giá là không thực tế, thiếu khả thi và thiếu hiệu quả.

Ông cũng đề xuất cần kiện toàn hệ thống pháp luật chống chuyển giá của Việt Nam bằng cách ban hành Luật Chống chuyển giá, để tất cả các nội dung chống chuyển giá, từ phòng ngừa, ngăn chặn, đến phát hiện, xử lý hành vi chuyển giá đều được quy định trong luật này.

Từ góc nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài, Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Amcham Hà Nội cũng từng bày tỏ quan ngại với cách nhìn nhận khá phổ biến về chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ông mong rằng nên có cách nhìn công bằng hơn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không nên vội qui kết rằng họ chuyển giá, trốn thuế nếu họ kinh doanh không có lãi trong nhiều năm. Theo ông, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, các giao dịch liên kết và xuyên quốc gia sẽ ngày càng nhiều hơn. Cách nhìn nhận không phù hợp và thiếu khách quan về những giao dịch này sẽ tạo nên những thách thức và rào cản đối các nhà đầu tư xuyên quốc gia khi quyết định đầu tư tại Việt Nam.  Ông Adam cũng cho rằng cần thiết phải có những phương pháp xác định các mức giá phù hợp đối với các giao dịch này, bao gồm cả các giao dịch hữu hình, vô hình, dịch vụ, tài chính hay phân bổ chi phí/cổ phần. 

Mô hình phổ biến nhất để thực hiện điều này là của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) với nguyên tắc cơ bản là khái niệm “giá thị trường”. OECD đã giải quyết vấn đề không rõ ràng này bằng cách cung cấp các hướng dẫn liên quan đến thỏa thuận trước về giá. Theo đó, các doanh nghiệp có thể cung cấp cơ sở cho việc định giá của bên liên quan cho cơ quan thuế phê duyệt trước khi thực hiện giao dịch.

Trước đó, một chuyên gia là Cố vấn cấp cao của Trung tâm Thuế và Đầu tư quốc tế cho rằng chuyển giá là các quy tắc và phương pháp định giá cho các giao dịch nội bộ và giữa các doanh nghiệp thuộc cùng một hệ thống sở hữu hoặc kiểm soát. Do những giao dịch liên kết xuyên biên giới có thể làm thay đổi thu nhập chịu thuế, các cơ quan thuế ở nhiều quốc gia có thể áp dụng những phương pháp xác định giá khác với những phương pháp thông thường dựa trên giá thị trường giữa những doanh nghiệp độc lập.

Chuyên gia cho rằng bản chất chuyển giá không phải là một hoạt động bất hợp pháp. Chỉ có gian lận về giá hay lạm dụng chuyển giá nhằm mục đích trốn thuế mới là bất hợp pháp.

Hương Giang

 

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !