Hà Tĩnh: Hàng ngàn lao động ổn định việc làm từ chính đồi chè quê hương

Trong những năm qua, các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh như Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê… đã mạnh dạn thay đổi cách thức sản xuất, chủ động xây dựng thương hiệu chè đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.

Những đồi chè tại miền núi thay đổi đời sống kinh tế người dân, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

Nhận thấy, chuyển đổi cây trồng, xem cây chè là cây chủ lực đưa lại hiệu quả kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho người lao động trong xã, năm 2015, được sự hỗ trợ của dự án CIDA, xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh) đã triển khai mô hình “Chuỗi sản phẩm chè” nhằm đưa chuỗi sản phẩm chè phát triển có hiệu quả và bền vững tạo việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định.

Bên cạnh đó, Tiểu ban quản lý Dự án Trung tâm Khuyến nông tiếp tục hỗ trợ một số hoạt động như mở rộng diện tích trồng mới, hỗ trợ một số trang thiết bị phục vụ sản xuất và thu hái, thành lập tổ dịch vụ bảo vệ thực vật và hỗ trợ trang thiết bị máy móc cho tổ hoạt động nhằm kiểm soát chất lượng chè búp tươi.

Đặc biệt, xã Kỳ Thượng còn hướng tới xây dựng giá trị khác biệt cho sản phẩm chè Kỳ Thượng, phát triển đa dạng hóa thị trường đầu ra nhằm đưa sản phẩm chè vươn ra có giá trị cao hơn và thị trường nội địa.

Trao đổi với PV Infonet, ông Vũ Trung Tiến – Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng cho biết: “Với đặc thù là một xã miền núi, kinh tế khó khăn, xác định trồng chè công nghiệp sẽ đưa lại kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân, cho nên từ năm 2012 trở lại đây, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh trồng mới từ 15 – 40 ha chè. Phong trào trồng chè ở đây ngày một phát triển mạnh, trở thành cây mũi nhọn tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Thành công bước đầu từ mô hình trồng cây chè công nghiệp đã làm thay đổi nhận thức của người dân về phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với thị trường, việc ứng dụng các quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, góp phần thúc đẩy các vùng sản xuất chè có quy mô và bền vững đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng năng suất lao động, đảm bảo đúng lịch thời vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất cho các hộ dân trên địa bàn miền núi xã Kỳ Thượng”.

“Bên cạnh đó, với hình thức thành lập các tổ hợp tác, người trồng chè được hướng dẫn về kỹ thuật làm đất, chăm bón; cung ứng giống chất lượng cao, hỗ trợ vay vốn không lãi suất để mua phân bón, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với mô hình, đạt kinh tế, giảm chi phí sản xuất.

Từ đó, tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sản xuất và thị trường mới, tăng vị thế khả năng cạnh tranh, nâng cao năng lực về tổ chức và kiến thức nhờ vào sự chia sẻ kinh nghiệm, rủi ro trong nhóm sản xuất. Liên kết giữa nông dân với nhau để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn, do đó nông dân mới có thể cung cấp sản phẩm đủ lớn về số lượng, đồng đều về chất lượng, kịp thời gian cho đối tác thu mua.

Đến thời điểm hiện tại, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm của người dân làm ra với Công ty Cổ phần chè Hà Tĩnh, Xí nghiệp Chè 12/9 đã giúp các hộ gia đình ổn định sản xuất, mỗi ngày trung bình một lao động có thể hái được từ 45 – 50 kg chè búp tương tương 350 – 400 ngàn đồng/ngày.

Trong thời gian tới, xã sẽ động viên bà con mở rộng diện tích trồng chè, nâng cao sản lượng và tính cạnh tranh mặt hàng chè thông qua sản xuất theo chuỗi giá trị, đạt chất lượng cao, sản phẩm an toàn đạt VietGAP, tạo liên kết với thị trường nâng cao thu nhập cho bà con nông dân góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi của địa phương, nhằm xóa đói giảm nghèo trong toàn xã”.

Ông Vũ Trung Tiến – Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng, trao đổi với phóng viên Infonet

Huyện Hương Sơn cũng mạnh dạn thay đổi cách thức sản xuất, chủ động xây dựng thương hiệu “chè Tây Sơn” chuẩn VietGAP, ban giám đốc xí nghiệp chè Tây Sơn, trực thuộc Công ty Cổ phần chè Hà Tĩnh đã đưa 127 cán bộ, công nhân viên (CNV) và trên 1.000 lao động vốn là nông dân của xã Sơn Kim 2 đổi đời từ chính đồi chè quê hương.

Xã Sơn Kim 2 có diện tích gần 21.000 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 96%; diện tích trồng chè của Xí nghiệp chỉ có trên 300 ha. Năm 2004, xã đứng trước nhiều thách thức, nhất là chuyển đổi cơ cấu, vật nuôi cây trồng và làm sao sử dụng tài nguyên đất hiệu quả. Nắm bắt được cơ hội đó, Xí nghiệp đã bàn bạc giao 300 ha đất trồng chè nguyên liệu cho các hộ nông dân sản xuất theo quy trình VietGAP. Sơn Kim 2 có 8 thôn, 1.236 hộ với 4.372 nhân khẩu trong đó có 2.092 người trong độ tuổi lao động. Nguồn lao động dư thừa, nhưng để trồng 300 ha chè theo quy trình nguyên liệu sạch không hề dễ dàng.

“Thế là chúng tôi đến từng ngõ, gõ từng nhà. Ngoài làm việc với cấp ủy chính quyền địa phương thống nhất kế hoạch, lại tư vấn, tuyên truyền cho từng hộ dân. Phải mất gần một năm, 300 ha ấy mới có chủ”, kỹ sư Phan Quốc Việt nhớ lại.

Chính việc mạnh dạn thay đổi cách thức sản xuất đó, đến nay Sơn Kim 2 đã có hơn một ngàn lao động nông dân được học nghề kỹ thuật trồng chè theo quy trình VietGAP. Người lao động có việc làm ổn định thường xuyên, thu nhập từ 7,5 triệu đồng đến 10 triệu đồng/tháng, nâng thu nhập bình quân đầu người tại xã Sơn Kim 2 lên 32 triệu đồng/người/năm.

Chính việc chuyển đổi cây trồng, xem cây chè là cây chủ lực, đưa lại hiệu quả kinh tế cũng như giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo ở các xã miền núi bước đầu ở Hà Tĩnh đã đạt được một kết quả rất khả quan.

Đặng Sơn

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !