Hà Nội dẫn đầu về tái cơ cấu nông nghiệp

Báo cáo của Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, sau 5 năm thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô (2013 - 2017), dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp TP vẫn đạt mức tăng trưởng khá.

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2017 đạt 35.133 tỷ đồng, tăng 13,1% so với năm 2013. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2017 tăng bình quân 2,23%/năm.

Sản xuất nông nghiệp tại HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Thành phố đã xây dựng 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung, quy mô từ 20ha trở lên cho giá trị sản xuất từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm; phát triển 50 vùng sản xuất hoa, cây cảnh 20 ha/vùng cho giá trị từ 0,5 - 1,5 tỷ đồng/ha/năm...

Trong lĩnh vực chăn nuôi, TP.Hà Nội đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển dần sang chăn nuôi trang trại, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Hiện, trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng được 15 vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn ngoài khu dân cư đạt giá trị từ 1 - 2 tỷ đồng/ha/năm; 101 mô hình trang trại chăn nuôi tập trung áp dụng công nghệ cao hoặc chăn nuôi khép kín từ đầu vào đến tiêu thụ, xây dựng được 12 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp...

Đáng chú ý, hiện nay toàn TP.Hà Nội có 123 mô hình ứng dụng công nghệ cao, trong đó trồng trọt chiếm khoảng 18%, chăn nuôi 34%, thủy sản 13%.

Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp theo hướng tích cực giúp giá trị kinh tế trên 1 héc-ta canh tác đạt bình quân 269 triệu đồng.

Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn ngày càng tăng (cuối năm 2017 đạt 38 triệu đồng/người/năm, tăng 14 triệu đồng so với năm 2013). Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn khoảng 2,57%.
Hạ tầng kinh tế kỹ thuật tiếp tục được quan tâm đầu tư, nông thôn ngày càng đổi mới. 

Một trong những kết quả nổi bật trong 5 năm thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô là những thành tựu trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, TP đã có 4 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận “Huyện nông thôn mới”, tăng 3 huyện so với năm 2013. Bên cạnh đó, 294/386 xã cũng đã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 244 xã so với năm 2013.

Hà Nội được T.Ư đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, điểm nhấn lớn nhất là thành công của công tác dồn ghép ruộng đất, tạo đòn bẩy cho sự phát triển nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị. Thời gian tới, Hà Nội cần tiếp tục phát huy lợi thế là nơi tập trung nguồn tri thức lớn để phát triển trở thành trọng điểm của cả nước về chuyển giao khoa học kỹ thuật giống cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, Hà Nội cần thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp nhằm gắn kết nông nghiệp vùng ngoại thành với trung tâm. Đồng thời, tiếp tục quan tâm hơn nữa đến phát triển nông nghiệp hữu cơ, tiến tới xây dựng vành đai xanh cho các nông sản an toàn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cũng nhấn mạnh, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn thực phẩm là xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Theo đó, các sở, ban ngành, địa phương cần đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa; thúc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ cao vào các lĩnh vực sản xuất. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ mới, thành tựu của cuộc cánh mạng 4.0 vào sản xuất nông nghiệp.

Trước đó, UBND TP Hà Nội vừa đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) bổ sung các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội vào quy hoạch chung của toàn quốc. 

có 7 khu nông nghiệp công nghệ cao được TP đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung gồm: Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Hoài Đức, quy mô diện tích khoảng 668 ha, thuộc địa phận xã An Thượng và xã Song Phương (huyện Hoài Đức); Khu sản xuất, dịch vụ ứng dụng công nghệ cao phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông), quy mô diện tích khoảng 76 ha thuộc vùng đất bãi sông Đáy, địa bàn phường Yên Nghĩa; Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại vùng bãi ven sông Hồng thuộc xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, quy mô diện tích khoảng 105 ha; Khu nghiên cứu và phát triển giống, cây trồng công nghệ cao tại xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, với quy mô diện tích 9,44 ha; Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại vùng bãi ven sông Đáy thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, quy mô diện tích khoảng 23,3 ha;

Khu sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái tại xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, với quy mô diện tích khoảng 200 ha;

Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, quy mô diện tích khoảng 80 ha.

PV

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !