Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Là một doanh nghiệp quân đội, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) luôn phấn đấu hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Mang trong mình phẩm chất cao quý “bộ đội Cụ Hồ", đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo thực sự đã trở thành một nét truyền thống quý báu, kết nên giá trị cốt lõi, triết lý “kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội”.

{keywords}
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Tham luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo, giai đoạn 2016-2020 được tổ chức sáng 11/12, Thiếu tướng Hoàng Sơn – Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết: Trong những năm vừa qua Viettel luôn nỗ lực, bằng nhiều cách khác nhau đóng góp trở lại cho xã hội, như một lời tri ân, cảm ơn xã hội vì sự ủng hộ của Người dân cho nhà mạng quân đội.

Theo Thiếu tướng Hoàng Sơn, cách làm của Tập đoàn là trực tiếp đến với dân, làm cùng dân; giúp dân những việc cụ thể, thể sát với thực tế và tác động trực tiếp đến từng người dân. 

Trong chương trình thực hiện NQ 30a của Chính phủ, năm 2009, Viettel được giao hỗ trợ 3 huyện là Bá Thước và Mường Lát của tỉnh Thanh Hóa; Đắk Rông của tỉnh Quảng Trị. Tập đoàn đã cử cán bộ xuống trực tiếp địa phương để khảo sát cùng, sau đó mới quyết định là nên giúp, đầu tư cái gì để làm đúng và hiệu quả. Khi thực hiện điều này, Viettel thuận lợi là có cán bộ, nhân viên tại từng thôn bản, hiểu hoàn cảnh từng nóc nhà để giúp các chính sách hỗ trợ trở nên thiết thực hơn, hiệu quả hơn.

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Ngay từ đầu, Viettel đã xác định đây là chương trình dài hạn. Xóa đói giảm nghèo bền vững không chỉ làm xong trong ngày một ngày hai. Vì vậy Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn và được điều chỉnh theo từng năm cho phù hợp với thực tế, thiết thực, giúp người dân được hưởng lợi cao nhất.  

Phát huy thế mạnh của mình là viễn thông và CNTT để giúp các huyện đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tập đoàn đã có những ưu tiên lớn để phát triển viễn thông, CNTT ở 3 huyện này bởi Viettel xác định, viễn thông, CNTT sẽ giúp nâng cao nhận thức, trình độ dân trí; giúp chính quyền các cấp trong quản lý, điều hành được nhanh hơn, sát hơn đến thôn bản và từng người dân. Tiếp đến Viettel đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế xã, nhà bán trú dân nuôi, nhà ở cho hộ nghèo; hỗ trợ con giống, cây giống và hướng dẫn trồng trọ, chăn nuôi phù hợp với tiềm năng của từng địa phương. Ngoài ra, còn tổ chức đào tạo về công nghệ thông tin, cung cấp trang thiết bị….

Từ năm 2009 đến nay, Viettel đã trích kinh phí 260 tỷ đồng hỗ trợ 3 huyện: Bá Thước, Mường Lát (Thanh Hóa), Đakrông (Quảng Trị) nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, xóa nhà tạm hộ nghèo (đã hỗ trợ xây dựng 08 trường học, 08 trạm y tế xã và các dụng dụng, trang thiết bị y tế, học tập; hỗ trợ xóa gần 5400 nhà tạm cho hộ nghèo). Đã đưa hệ thống cầu truyền hình, các phần mềm, các trang thiết bị, các ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền địa phương, vào hỗ trợ hoạt động y tế, giáo dục…

Từ kết quả hỗ trợ của Viettel đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp, sự đồng hành của Quân đội, của các Tập đoàn kinh tế, giúp nhân dân các huyện Mường Lát, Bá Thước, Đakrông từng bước vươn lên giảm nghèo, ổn định cuộc sống; qua đó đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội của huyện, giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư, ổn định an ninh - quốc phòng (tỉ lệ hộ nghèo tại các huyện giảm trung bình đạt 6,85%/năm - cao hơn 2,85% so với mục tiêu giảm nghèo của địa phương theo Nghị quyết 30A của Chính Phủ).

Để giúp đồng bào các dân tộc vùng giáp biên giới phát triển kinh tế, Viettel phối hợp với các đơn vị triển khai Chương trình “Bò giống giúp người nghèo biên giới”. Thực hiện chương trình này, Viettel đã trao tặng 24.000 con bò giống cho 24.000 hộ nghèo các tỉnh biên giới phía Bắc và tây Bắc nhằm giúp cho người nghèo có vốn ban đầu để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh sản xuất, tạo điều kiện cho người dân bám đất, bám làng, bảo vệ vững chắc “phên dậu” Tổ quốc.  Ngoài ra, Tập đoàn Viettel còn triển khai 1 số chương trình như: Trái tim cho em, Vì em hiếu học, Quân đội chung tay vì người nghèo… góp phần vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, vun đắp truyền thống tốt đẹp "tương thân tương ái," "Lá lành đùm lá rách" của dân tộc Việt Nam.

Kiên định triết lý “Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, cộng đồng”, đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo, Viettel tập trung nguồn lực hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm; làm trọn gói, dứt điểm các nội dung, hạng mục, như: Hỗ trợ trực tiếp đối tượng hộ nghèo, cận nghèo giúp thoát nghèo nhanh, bền vững, vươn lên ổn định cuộc sống.

Đặc biệt, Viettel hỗ trợ kinh phí, đầu tư phát triển hạ tầng cho 2 lĩnh vực trọng tâm là y tế và giáo dục. Ở lĩnh vực y tế, Viettel sẽ mở rộng kết nối khám chữa bệnh từ xa đến tất cả các bệnh viện trên toàn quốc; triển khai các ứng dụng kết nối giữa bệnh viện, bác sĩ với người dân và ứng dụng Mạng xã hội Bác; Chuyển đổi số toàn diện cho ngành y tế, hướng tới mục tiêu mỗi người dân có 1 trợ lý sức khỏe thông minh được cá nhân hóa. Mỗi người dân được chăm sóc sức khỏe chủ động, trọn đời từ khi sinh ra..  

Trong lĩnh vực giáo dục, Viettel triển khai giải pháp hỗ trợ học và thi trực tuyến (Elearning) cho khối mầm non, THCS, THPT theo định hướng tăng cường học online trong nhà trường, bảo đảm cho 100% các trường đều có thể học và thi trực tuyến;  Triển khai giải pháp camera chống gian lận và bạo lực học đường; Hệ thống số hóa văn bằng chứng chỉ để quản lý số lượng, chất lượng giáo viên; Triển khai giải pháp định hướng nghề và phân luồng học sinh phổ thông, giúp định hướng nghề cho học sinh…

Thảo Thu

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Ứng dụng kỹ thuật nuôi cá nước lạnh để thoát nghèo

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có 25 tỉnh, thành phát triển nuôi cá nước lạnh. Nhiều địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nước lạnh và coi đây là thế mạnh để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Đang cập nhật dữ liệu !